Người phụ nữ chăn heo làm nên cơ đồ bạc tỷ, đơn độc nuôi con lẫn mẹ già: Đã có lúc nhả‌y sôn‌g

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ai sinh ra mà chẳng muốn giàu sang. Nhưng nói miệng thì nhanh lắm, còn thực hiện được hay không thì phải xem vài đầu óc và may mắn của mỗi người.
Người phụ nữ chăn heo làm nên cơ đồ bạc tỷ, đơn độc nuôi con lẫn mẹ già: Đã có lúc nhả‌y sôn‌g
Từ người phụ nữ nuôi heo, bà Hằng làm nên cơ đồ bạc tỷ (Ảnh: VietNamNet)

Xem Video: Nuôi heo rừng lai, làm chơi ăn thiệt

Lại nói, đam mê ‘khởi nghiệp’ thường chỉ giành cho cánh mày râu hoặc giới trẻ. Vậy mà lạ lùng thay, một người phụ nữ Việt Nam bệnh tật khắp người, nghèo rớt mùng tơi, một mình nuôi con sau khi chia tay chồng... vẫn làm nên điều kỳ diệu.

Đó là câu chuyện hoàn toàn có thật và đầy xúc động của bà Trần Thị Hằng (74 tuổi - Hoàng Diệu, Thái Bình). Tâm sự về cuộc đời mình, bà tự ví đó là khúc nhạc buồn. Ngày trẻ bà không sở hữu nhan sắc xinh đẹp nhưng cũng được nhiều chàng trai để ý.

Năm 1967, bà xung phong vào chiến trường miền Nam. Ba năm sau, bà quay ra Hà Nội và kết hôn với người chồng quê ở Bắc Ninh.

Năm 1972, bà Hằng bị trúng bom, phải phẫu thuật cắt một đoạn ruột. Đôi bàn tay bị nắp hầm dập vào.

Từ khi sức khỏe sa sút, bà quay về quê chồng sinh sống. Những tưởng từ đây gia đình sẽ ấm êm nhưng giữa hai người lại nảy sinh quá nhiều mâu thuẫn. Bà khó khăn chuyện con cái, ba lần mang thai nhưng chỉ sinh được anh Tú Anh (SN 1975).

Khi sinh Tú Anh, vợ chồng bà bắt đầu ly thân. Bà nuốt nước mắt, bế con về quê mẹ Thái Bình với hai bàn tay trắng. Tại đây, bà lập nghiệp từ mảnh vườn quanh năm ngập nước và cái ao rộng 3 sào. Hàng ngày, người phụ nữ này đắp đất be bờ ao, mua cá giống về thả.

Những ngày dầm mình dưới nước, làm việc quần quật cùng với di chứng bị nắp hầm dập vào tay khiến mười đầu ngón tay của bà sưng vù, đau nhức. Bà không có tiền đi khám nên mỗi lần đau là tự dùng dao "gọt" dần ngón tay. Người đời tưởng bà bị bệnh phong nên xa lánh.

Địa phương còn cử người về đưa bà vào trại phong Văn Môn. Kết quả xét nghiệm cho thấy bà không mắc bệnh phong nhưng tiếng đời vẫn bủa vây. Mẹ con bà bị mọi người ghẻ lạnh. Trong cơn phẫn uất, bà để lại thư tuyệt mệnh cho mẹ, dặn gửi Tú Anh vào trại trẻ rồi băng mình xuống dòng sông.

Biệt thự bề thế của bà Trần Thị Hằng tại Thái Bình (Ảnh: VietNamNet)

Một người thuyền chài phát hiện nên bà được cứu. Sau lần chết hụt, bà quyết tâm thay đổi cuộc sống. Mãi sau này, có điều kiện đi chữa bệnh, bà mới biết mình mắc bệnh viêm tắc động mạch.

Tú Anh lên 6 tuổi, bà bị ốm liệt giường. Mẹ đẻ bà Hằng lại già yếu, không thể đi lại. Lúc này, Tú Anh gần như là trụ cột gia đình. Ngày đi học, tối về rang lạc bán. Sau này, sức khỏe hồi phục, bà lại lao vào kiếm tiền.

Bà bán cá, bán đàn gà lấy vốn xây chuồng trại nuôi lợn. Mỗi năm bà xuất chuồng 200 con lợn. Bà đấu thầu những mảnh ruộng xấu, trồng rau và hoa màu. Có thời điểm bà Hằng cấy hơn 1 mẫu lúa. Đêm xuống, hai mẹ con bà đẩy xe ra bãi sông, chở đất lấp ao.

Qua nhiều năm tháng, mẹ con bà Hằng lấp được mảnh đất rộng 300m2. Ngoài làm trang trại, bà còn đóng gạch bán. Bà tự lấy đất nhào, đóng khuôn rồi phơi khô chuyển lên cho chủ lò gạch ở huyện Kiến Xương (Thái Bình) bán lại.

13 năm, bà cần mẫn đóng gạch bằng đôi tay yếu ớt của mình. Mỗi ngày bà chỉ chợp mắt 4 tiếng rồi dậy đào đất, làm gạch. Số vốn tích lũy tăng dần, được bao nhiêu bà mua từng chỉ vàng, cất trong hòm.

Bà Hằng bên tài sản của mình, sau nhiều năm tích cóp (Ảnh: VietNamNet)

Năm 1995, bà xây căn nhà 2 tầng đầu tiên. Giai đoạn năm 1997, bà Hằng phút chốc lại trắng tay khi toàn bộ đàn lợn cùng ao cá chết sạch. Các khoản nợ ngập đầu. Căn nhà 2 tầng của bà bị niêm phong.

Khi rơi vào cơn túng quẫn, bà cùng con trai ra Quảng Ninh mưu sinh bằng nghề bán hàng rong. Mỗi ngày bà tích cóp một ít. Số vốn ngày một tăng lên. Từng học qua tài chính nên nhìn được tiềm năng từ bất động sản, bà dồn tiền mua đất đầu tư. Nhiều vụ buôn bán thành công, bà lãi cả tỷ đồng.

Tiền bạc dư dả, bà quay về quê, chuộc nhà và tiếp tục sự nghiệp chăn nuôi. Đến năm 1999, bà mở hòm ra tính tổng cộng được cả trăm cây vàng. Bà bán một ít, lấy tiền xây biệt thự. Số tiền còn lại, bà đưa con trai mở doanh nghiệp về xây dựng.

Bản thân kiếm ra tiền, giàu có nhưng cuộc sống của bà Hằng rất đạm bạc. Bà tự làm vườn, trồng rau, hạn chế ăn thịt, cá. Bà tâm sự, cả đời sống khổ đã quen. Bà không cho phép mình tiêu xài hoang phí. Ở tuổi xế chiều, bà chọn tụng kinh, niệm Phật và làm từ thiện để lòng mình được tĩnh lặng.

Ngôi nhà đầu tiên xây dựng từ tiền đóng gạch được bà Hằng giữ lại làm kỷ niệm (Ảnh: VietNamNet)

Thực sự quá nể người phụ nữ này, đủ cả đức lẫn tài, đủ tư duy và trình độ để làm giàu chân chính dù bà từng thất bại, tay trắng rất nhiều lần. Trong khi giới trẻ bây giờ, bước chân vào làm việc, chịu khổ một chút đã than, mệt mỏi tí xíu đã đòi buông bỏ.

Còn bà Hằng, khởi nghiệp khi bản thân đã lâm vào đường cùng, chồng rời bỏ không chăm lo, một mình làm mẹ đơn thân, trên vai còn thêm mẹ già ốm yếu. Đã thế sức khỏe bà không tốt, bao lần thập tử nhất sinh, nhưng bà vẫn miệt mài chăn nuôi, cày cấy, ăn dầm nằm dề với sương với nắng.

Cũng may, bà sinh được người con hiếu thảo, cùng mẹ bôn ba khắp mọi miền, không oán trách bà đã khiến con phải lao động từ khi còn quá sớm. Có lẽ, đó là điều hạnh phúc nhất mà người phụ nữ có được và còn quý hơn cả vàng bạc hay sự giàu sang.

Lại ngẫm, phụ nữ Việt thật sự quá tài giỏi. Họ giỏi từ sự say mê lao động, suy nghĩ làm giàu, từ chịu đựng hy sinh và không bao giờ buông bỏ số phận, đặc biệt là không bỏ rơi con mình.

Làm mẹ đơn thân thì có sao, bị bạn đời quay lưng cũng chẳng có gì là đáng sợ. Phụ nữ chỉ yếu đuối khi không còn nghị lực sống mà thôi.

Quả thật, người như bà Hằng chính là tấm gương sáng, nghĩ được đã khó, làm được càng khó hơn. Bởi hành trình làm giàu chưa bao giờ là dễ dàng.

Người ngoài nhìn vào chỉ thấy bà Hằng có tiền, có xe, chứ họ đâu thấy được mồ hôi, nước mắt và cả những đêm mất ngủ triền miên, thậm chí đánh phải đổi sức khỏe và hạnh phúc.

Nhưng may nhờ có những người như bà Hằng, xã hội này mới khá lên được. Bởi nếu ai cũng an phận, cũng chấp nhận một cuộc sống tạm bợ thì làm sao biết được bản thân mình phi thường đến mức nào. Và xin chớ quên – phụ nữ chúng mình càng bị dồn vào bước đường cùng, lại càng mạnh mẽ nhất!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật