Tổng thống Joe Biden lấp lỗ hổng trong Buy American

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp trong ngày 25/1 để lấp lỗ hổng trong kế hoạch Buy American (Mua hàng Mỹ) hiện nay.
Tổng thống Joe Biden lấp lỗ hổng trong Buy American
Tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh giúp mua hàng Mỹ nhiều hơn. Ảnh: AP

Sắc lệnh này yêu cầu các cơ quan công quyền Mỹ mua hàng hóa Mỹ nhiều hơn.

Phát biểu trước khi đặt bút ký sắc lệnh, Tổng thống Joe Biden cho biết: “Từ lâu, tôi đã nói rằng tôi không chấp nhận quan điểm rằng tự động hóa và toàn cầu hóa có thể khiến việc làm ở Mỹ không phát triển".

Một quan chức cấp cao nói với Reuters rằng sắc lệnh mới của ông Biden, ngoài việc hoàn thiện kế hoạch Buy American, sẽ đảm bảo minh bạch hóa các trường hợp được miễn trừ, đồng thời giới thiệu một vị trí cấp cao mới tại Nhà Trắng chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình này.

Theo quan chức trên, mục đích của sắc lệnh mới nhằm lợi dụng sức mua chính phủ để thúc đẩy sản xuất nội địa, tạo ra thị trường cho các loại công nghệ tiên tiến.

Sắc lệnh của ông Biden sẽ yêu cầu các cơ quan liên bang xem lại quy định nguồn gốc xuất xứ, ngăn các công ty nhập khẩu phần lớn linh kiện và chỉ gia công đơn giản để bán như là hàng của Mỹ.

Ngoài ra, sắc lệnh này được cho là sẽ đặt ra hạn chót 180 ngày cho giới quản lý nhằm chốt hạ các thay đổi trong Buy American, đồng thời tạo ra một trang mạng mới để bảo đảm tính minh bạch về bất cứ trường hợp miễn từ nào.

Ông Biden tin rằng, "chúng ta có thể xây dựng lại sức sống của ngành sản xuất Mỹ và sức mạnh công nghiệp của chúng ta. Một phần lớn của điều này xoay quanh ý tưởng chúng ta sử dụng tiền đóng thuế để tái thiết nước Mỹ, chúng ta mua hàng của Mỹ và chúng ta hỗ trợ việc làm của người Mỹ".

Hiện tại, một loạt các quy tắc liên bang yêu cầu một phần chi tiêu của chính phủ cho những thứ như cơ sở hạ tầng, xe cộ và các thiết bị khác bị hạn chế đối với hàng hóa được sản xuất tại Hoa Kỳ. Nhưng có những kẽ hở tùy thuộc vào chất liệu, số lượng mua và những gì đủ tiêu chuẩn là hàng Mỹ sản xuất.

Sắc lệnh của Tổng thống Biden sẽ thay đổi cách xác định và đo lường hàm lượng nội địa cho các sản phẩm đủ tiêu chuẩn cũng như tăng ngưỡng yêu cầu. Nó cũng sẽ tạo ra vị thế choVăn phòng Quản lý và Ngân sách - đơn vị giám sát quá trình mà các nhà thầu có thể nộp đơn xin miễn trừ khỏi các quy tắc Buy American, với mục tiêu giảm số lượng hàng hóa miễn trừ được cấp.

Lĩnh vực sản xuất ở Mỹ vốn không nhận được sự thúc đẩy mà ông Donald Trump đã nhiều lần hứa hẹn. Số lượng việc làm trong lĩnh vực sản xuất đã tăng trong hai năm đầu cầm quyền của ông Trump nhưng sau đó đã chậm lại vào năm 2019 sau lệnh cắt giảm thuế do Đảng Cộng hòa hậu thuẫn cũng như đòn đòn thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.

Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành sản xuất do phần còn lại của nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, ngành này vẫn giảm 543.000 việc làm kể từ tháng 2 năm 2020.

Vì thế, ông Scott Paul, Chủ tịch của Liên minh Sản xuất Mỹ đánh giá: "Có một cơ hội để Joe Biden thực sự trở thành một tổng thống ’Made in America’".

Tuy nhiên , chính sách Buy Ameria của ông Biden có thể khiến một số đối tác thương mại nước ngoài lo ngại. Bộ trưởng Ngoại giao Canada Marc Garneau cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CBS News hôm 25/1 rằng "nó có thể gây nguy hiểm cho một chuỗi cung ứng tích hợp rất mạnh đang tồn tại giữa hai nước chúng ta".

Nhiều đồng minh của Mỹ bị ảnh hưởng bởi thuế quan dưới thời chính quyền Trump. Trong khi ông Biden cũng cam kết sẽ có lập trường cứng rắn về thương mại và trấn áp các hành vi thương mại không công bằng, ông đã nhắc lại cam kết thực hiện điều này trong quan hệ đối tác với các đồng minh của Mỹ - không giống như người tiền nhiệm của ông, người chủ yếu hành động đơn phương khi áp thuế.

"Chúng tôi vẫn rất cam kết làm việc với các đối tác và đồng minh để hiện đại hóa các quy tắc thương mại quốc tế, nhằm đảm bảo rằng chúng tôi có thể sử dụng đồng tiền đóng thuế của mình để thúc đẩy đầu tư vào quốc gia của chúng tôi", một quan chức chính quyền Biden cho biết.

Buy American là kế hoạch phân phối 600 tỷ USD từ ngân sách của chính phủ liên bang để mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới từ năm 2010 và chiếm 28% sản lượng hàng hóa toàn cầu vào năm 2018.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật