Khởi kiện NATO vì dùng bom uranium nghèo gây ung thư

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cựu quân nhân Nam Tư bị ung thư đệ đơn kiện đòi NATO bồi thường vì sử dụng bom uranium trong chiến tranh 1999.
Khởi kiện NATO vì dùng bom uranium nghèo gây ung thư
Lực lượng phòng không Nam Tư đánh trả không quân NATO. Ảnh: Wikipedia

Cuộc tấn công vào Nam Tư năm 1999 đã mang lại hậu quả lâu dài khó lường cho những người dân ở liên bang cộng hòa này cho tới ngày nay.

Hôm 20/1, Luật sư Serbia Srdan Aleksic cho biết, thân chủ của mình, người được biết đến là "DS, là một cựu quân nhân Nam Tư vừa gửi đơn kiện lên "Tòa án Tối cao Belgrade để chống lại tổ chức Liên hiệp Bắc Đại Tây Dương (NATO) về việc liên minh này đã sử dụng bom uranium nghèo trong cuộc chiến tranh xâ‌m lượ‌c Nam Tư năm 1999, khiến nguyên đơn bị ung thư.

"Tôi vừa đệ đơn kiện lên Tòa án tối cao Belgrade đòi bồi thường thiệt hại do căn bệnh ung thư ở Kosovo và miền nam Serbia năm 2000-2001. Vụ kiện được đệ tình chống lại NATO- tổ chức có tư cách pháp nhân từ quan điểm của luật pháp quốc tế" - Luật sư này lưu ý.

Theo Luật sư Aleksic, "DS" lúc đó là một sĩ quan quân đội, đã ở trong khu vực bị NATO bắn phá bằng uranium nghèo trong 201 ngày.

"Mười tám năm sau, anh ấy đã mắc một dạng ung thư cơ nặng, di căn đến các nộ‌i tạn‌g. Anh ấy đã trải qua 3 cuộc phẫu thuật trong giai đoạn 2018-2020 và hiện đang trong tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Một chuyên gia pháp y đã xác nhận rằng căn bệnh của anh ấy là do uranium nghèo gây ra."

Aleksic tiết lộ rằng đơn kiện của sĩ quan Serbia hoàn toàn giống với 500 đơn kiện do binh sĩ Ý được triển khai ở Kosovo vào năm 1999. Trong đó, 181 đơn kiện đã được chấp thuận và Bộ Quốc phòng Ý đã bồi thường thiệt hại.

Vụ án tương tự đầu tiên đã kết thúc cách đây vài tháng với phần thắng của nguyên đơn ở Pháp. Các vụ kiện tương tự hiện đang được tiến hành ở Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Hà Lan. Điều này càng thúc đẩy người quân nhân Serbia đứng lên đòi lại công lý cho mình.

"Đồng nghiệp người Ý của tôi, Angelo tar‌taglia, đã cung cấp cho tôi hơn 70 câu và hơn 1.000 trang bằng chứng, bao gồm các giấy tờ của Ury ban quốc hội Ý chứng minh mối liên hệ giữa uranium nghèo và các tình trạng ung thư, cũng như bằng chứng của Tổ chức Y tế Thế giới" - Luật sư Aleksic cho biết.

Ông Aleksic cho biết thêm, bằng chứng thu thập được tại một căn cứ của Không quân Mỹ ở California vào năm 1988 cho thấy tác hại của uranium nghèo đối với con người.

"Các phân tích giống hệt nhau, được thực hiện ở Ý, đã xác nhận dữ liệu của Mỹ năm 1988 về mối nguy hiểm mà uranium nghèo gây ra cho con người và môi trường. 15 tấn uranium nghèo cuối cùng ở miền nam Serbia vẫn ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực, bao gồm cả [Bắc] Macedonia, Albania và Bulgaria. Nhiều người đã tiếp xúc và mắc bệnh ung thư" - Luật sư Aleksic chỉ ra.

Được biết, cho đến cuối tháng 1/2021 sẽ có 4 vụ kiện tương tự nhằm vào việc đòi bồi thường từ NATO sẽ được nộp tại tòa án thành phố Novi Sad, Kragujevac, Nis và Vrane. Hiện tại, công ty luật của ông Aleksic đang tổng hợp thêm hơn 2.500 đơn kiện từ quân đội và cơ quan hành pháp. Các luật sư dự định sẽ giành được khoản bồi thường thiệt hại cho nạn nhân của họ bắt đầu từ 100.000 euro.

Theo thủ tục hiện hành, Tòa án Tối cao Belgrade phải xem xét lại vụ việc và bàn giao nó cho NATO trong vòng sáu tháng. Nếu Liên minh không phản ứng trong thời gian đã đề cập, Tòa án sẽ chỉ định luật sư riêng cho bị đơn.

Nếu vụ kiện thành công, đây sẽ là một tin tốt lành đối với người dân Serbia vốn đã chịu nhiều đau thương sau cuộc chiến năm 1999. Tác hại của các dấu vết chiến tranh vẫn còn duy trì đến ngày nay.

Theo ước tính của các chuyên gia Serbia, tổng thiệt hại do vụ đánh bom của NATO lúc đó là khoảng 30 tỷ USD, gồm những những thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội và môi trường Nam Tư. Nhưng đó là chưa thể đong đếm những thiệt hại về con người.

Không thể thống kê chính xác con số nạn nhân trong các cuộc không kích liên miên của NATO, nhưng theo ước tính của các nhà chức trách Serbia, để “bảo vệ nhân quyền” cho người Albani thì Mỹ và NATO đã giết chết gần 2.500 người, trong đó gần 400 trẻ em; khoảng 12,5 nghìn người bị thương ở các mức độ khác nhau.

Hậu quả hoạt động không kích của NATO đã đầ‌u độ‌c bầu không khí với khói độc hại từ quá trình thiêu rụi các nhà máy lọc dầu. Dầu từ bể chứa bị trúng bom nổ tung và chảy ra đầ‌u độ‌c sông Danub và nhiều sông khác, kể cả Biển Adriatic.

Đáng nói là các cuộc không kích của NATO vào ngành công nghiệp hó‌a chấ‌t Nam Tư đã trở thành tiền lệ lịch sử vô cùng nguy hiểm.

NATO đã thả xuống Nam Tư đến 15 tấn bom chứa uranium nghèo, hậu quả dẫn đến số lượng bệnh nhân ung thư bộc phát ở Serbia trong vòng hai thập kỷ qua đã tăng gấp năm lần

Ngay sau các vụ đánh bom, giới chuyên gia quốc tế đã phát hiện tình trạng ô nhiễm phóng xạ trong khu vực Bujanovac, Presevo và Vranje ở miền nam Serbia - những khu vực bị ném bom, nằm gần đường ranh giới hành chính với Kosovo.

Những nghiên cứu so sánh hiệu quả liệu pháp tiêu chuẩn trước và sau vụ đánh bom đối với 3 loại bệnh cơ bản gồm: bệnh ung thư; bệnh tự miễn dịch và bệnh vô sinh (đặc biệt là nam giới) cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng 100 lần sau cuộc xâ‌m lượ‌c của NATO.

Còn nhớ năm 2001, các quan chức Bộ Quốc phòng ở nhiều nước thành viên của NATO - Mỹ, Tây Ban Nha, Đức và Pháp bác bỏ các giả thiết về khả năng những người lính phục vụ trong lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Bosnia và Kosovo bị bệnh do tiếp xúc với đạn có chứa uranium được làm nghèo.

Nhưng vụ kiện của 500 người lính Ý thành công đã buộc các quốc gia NATO phải chịu trách nhiệm vì những gì đã làm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật