Ấn Độ cần gấp 33 máy bay tiêm kích Nga

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tờ Times of India dẫn nguồn thạo tin của mình từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết là Bộ Quốc phòng nước này đã xác nhận sẽ mua 33 máy bay tiêm kích từ Nga.
Ấn Độ cần gấp 33 máy bay tiêm kích Nga
Máy bay tiêm kích đa năng MiG-29 (Ảnh: Dmitry Efremov / TASS)

Tờ Times of India dẫn nguồn thạo tin của mình từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết là Bộ Quốc phòng nước này đã xác nhận sẽ mua 33 máy bay tiêm kích từ Nga.

Công văn đề nghị (Nga) bán 21 chiếc MiG-29 và 12 chiếc Su-30MKI sẽ sớm được gửi tới “Rosoboronexport” (Cơ quan nhà nước Nga chịu trách nhiệm trong lĩnh vực xuất / nhập khẩu các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ liên quan đến quốc phòng và lưỡng dụng-ND) trong mấy ngày tới.

Thêm nữa, thời gian chờ giao hàng không phải là vài năm như thường lệ- tức khoảng thời gian cần để các xí nghiệp hàng không quốc phòng Nga sản xuất các máy bay theo đơn đặt hàng này.

Hầu hết các máy bay tiêm kích phía Ấn Độ yêu cầu đều đã được sản xuất và hiện đang trong tình trạng niêm cất, bảo quản. Có nghĩa là- những tài sản có tính thanh khoản không cao. Tổng giá trị hợp đồng chắc chắn vượt quá một tỷ đô la.

Thế mà cách đây không quá lâu, New Delhi còn tỏ ra cực kỳ kén cá chọn canh khi đề cập đến các phương tiện kỹ thuật hàng không (máy bay) Nga. Sau mấy năm không làm gì, họ đã rút khỏi dự án hợp tác (với Nga) về chế tạo và sản xuất phiên bản hiện đại hóa (cho riêng Ấn Độ) máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57.

Khi đó, phía Ấn Độ viện lý do là chiếc máy bay tiêm kích này (Su-57) không thể xếp vào lớp máy bay thế hệ 5 được do động cơ tồi, khả năng “tàng hình” quá kém trước các radar của đối phương và các hệ thống vô tuyến điện tử hàng không không đâu vào đâu.

MiG-35 của Nga cũng bị (Ấn Độ) loại khỏi cuộc đấu thầu mua một số lượng lớn máy bay tiêm kích. Và vào năm 2016, một hợp đồng đã được ký kết để mua 36 máy bay tiêm kích hạng nặng “Rafale” của Pháp.

Và với một mức giá trên trời. Mỗi một chiếc máy bay “Rafale” Pháp ngốn của ngân sách Ấn Độ 218 triệu euro. Cho đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 4 máy bay tiêm kích như trên được bàn giao .

Theo điều khoản đã thống nhất thì hợp đồng sẽ được hoàn tất vào năm 2023, nhưng rõ ràng là với tốc độ chuyển giao như hiện tại, may ra vào giữa thập kỷ này mới thanh lý được hợp đồng.

Rafale: Ảnh: Dassault Aviation

(Ấn Độ) phải chi những khoản tiền lớn khủng khiếp như vậy chủ yếu là để công ty Dassault Aviation của Pháp lắp đặt dây chuyền sản xuất những chiếc máy bay này ở Ấn Độ, và như vậy- đồng nghĩa với việc sẽ chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ.

Nhưng vừa một tuần trước đây, (phía Pháp) đã rất bất ngờ và tráo đũa đưa tuyên bố rằng điều kiện này (chuyển giao cồng nghệ) chỉ được đáp ứng nếu New Delhi mua đúng 100 máy bay (“Rafale”)!

Trong khoảng thời gian Ấn Độ “phát động” và đang chơi trò chơi- kinh doanh với một đối tác cuối cùng cũng lộ ra là tống tiền trên, thì tình hình với nước láng giềng - Trung Quốc- còn không đáng quan ngại lắm.

Nhưng vào mùa xuân năm ngoái, mọi thứ đã đột ngột thay đổi. Chỉ trong vòng 4 tháng đã xảy ra 4 cuộc đụng độ giữa Bộ đội biên phòng Ấn Độ và Lính biên phòng Trung Quốc tại khu vực lãnh thổ tranh chấp ở Thung lũng Gavlan trên dãy Himalaya.

Cuộc đụng độ mới nhất, với sự tham gia của 250 lính mỗi bên, đã biến thành một vụ thảm sát đẫm máu thực sự với 20 lính Ấn Độ và 43 lính Trung Quốc thiệt mạng.

Và con số người thiệt mạng lớn như vậy xảy ra trong bối cảnh khi mà hai bên đều đã tuân thủ đúng theo tinh thần và lời văn của hiệp ước mà họ đã ký năm 1962- có nghĩa là không sử dụng “hỏa khí”, mà chỉ đánh nhau bằng gậy gộc và đá thôi . Như những chiến binh hang động.

Hoàn toàn dễ hiểu là chỉ đó sau một thời gian ngắn, Trung Quốc bắt đầu cho điều các phương tiện kỹ thuật quân sự đến khu vực biên giới này. Ấn Độ cũng cần phải khẩn cấp tiến hành các biện pháp tương tự.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, để khích lệ tinh thần chiến đấu và niềm tin vào sức mạnh của quốc gia trong mỗi người dân, đã nhận xét về tình huống xảy ra như sau: "Đất nước (Ấn Độ) sở hữu những khả năng (mạnh) đến mức không một kẻ nào dám đụng đến dù chỉ một tấc đất của chúng ta".

Nhưng cần phải nói rằng ông đã đánh giá hơi quá cao khả năng của Ấn Độ trong cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc, mà cụ thể là tại khu vực miền núi tranh chấp này, nơi mà lực lượng tấn công chủ yếu chỉ có thể là không quân.

Không quân Trung Quốc, cả tính theo tiêu chí số lượng và cả chất lượng, rõ ràng là mạnh hơn Không quân Ấn Độ. Không quân CHND Trung Hoa đang khai thác 1.150 máy bay tiêm kích, máy bay tiêm kích-ném bom và máy bay cường kích hiện đại.

Ngoài ra, còn có 520 máy bay là “hàng nhái” từ kiểu máy bay tiêm kích Liên Xô MiG-21 đã bị loại khỏi trang bị của Không quân Nga từ cách đây rất lâu.

Ấn Độ có 533 máy bay trong trang bị của Không quân chiến trường (Không quân chiến thuật), trong số đó có cả 150 chiếc MiG-21. Nói cho thật đúng thì phần lớn những chiếc "21" của Ấn Độ này đều đã thuộc lớp máy bay tiêm kích thế hệ 4.

Phiên bản MIG-21UPG Bison được chế tạo dành riêng cho Không quân Ấn Độ. Máy bay đã có buồng lái bằng kính, màn hình- hiển thị gắn dưới mũ bay phi công, cự ly hoạt động tăng rất đáng kể.

Đã lắp một radar mới với cự ly phát hiện mục tiêu lớn hơn và có khả năng phát hiện không chỉ các mục tiêu trên không mà còn cả các mục tiêu dưới mặt đất.

Còn nếu như nói về chất lượng, thì ở đây Ấn Độ cũng kém hơn Trung Quốc. Vào thời điểm hiện tại Ấn Độ có 255 máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 ++ Su-30MKI và 60 chiếc MiG-29, và những chiếc MiG-29 này, cũng giống như với trường hợp MiG-21, đã được hiện đại hóa thành một số biến thể và chỉ Không quân Ấn Độ mới có.

Với giao dịch mua bán máy bay sắp tới, câu chuyện sẽ là như thế này. 21 chiếc MiG-29 phá niêm cất sẽ được hiện đại hóa lên cấp MIG-29UPG.

Còn 12 chiếc Su-30MKI sẽ được lắp ráp từ các linh kiện của Nga tại nhà máy đầu tàu của ngành công nghiệp máy bay Ấn Độ - Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited.

Tất nhiên, việc mua thêm 33 máy bay mới của Nga sẽ rất hữu ích trong bối cảnh tình hình ở biên giới với Trung Quốc đang trở nên ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên, nó sẽ không giải quyết được một cách triệt để sự tụt hậu trong “phân khúc” không quân của Các Lực lượng Vũ trang Ấn Độ (so với PLA).

Nhưng Ấn Độ lại đang có triển vọng xử lý một cách tối ưu giai đoạn hai của cuộc đấu thầu mua 114 máy bay tiêm kích.

Vào tháng 5 tới, chính phủ nước này phải đưa ra quyết định về việc ai đã thắng thầu, và ai sẽ là người bổ sung cho lực lượng không quân của nước những máy bay mới hiệu quả nhất với các khả năng tác chiến cao.

Các ứng cử viên chờ giành chiến thắng trong “cuộc chiến” này đang là: tiêm kích“Rafale” Pháp, tiêm kích “Typhoon” Châu Âu, tiêm kích hạng nhẹ “Gripen” Thụy Điển và hai “người Mỹ” - máy bay tiêm kích- cường kích F / A-18 và F-21, - tức biến thể cho Ấn Độ từ kiểu máy bay tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 sản xuất hàng loạt nhiều nhất F- 16. Và cả máy bay tiêm kích MiG-35 của Nga.

Tất nhiên, chúng ta (Nga) tuyệt đối không có quyền đưa ra lời khuyên nào cho các bạn Ấn Độ. Tuy vậy, vẫn rất mong muốn là cuối cùng thì người Ấn cũng hiểu ra rằng người Pháp sẽ không chuyển giao công nghệ cho họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Cho dù họ (người Ấn Độ) có mua một trăm chiếc "Rafale" với một số tiền khổng lồ, thậm chí cứ cho là mua tới cả một nghìn chiếc đi nữa. Với người Mỹ, câu chuyện cũng sẽ y hệt như vậy.

Và, có lẽ, với cả các nhà sản xuất “Typhoon” cũng thế. Với người Thụy Điển (tức “Grippen” ), thì có hy vọng. Tuy nhiên, các máy baytiêm kích của họ, mặc dù rất xuất sắc , nhưng lại quá nhẹ - cả về bán kính tác chiến và cả tải trọng tác chiến.

Ngoài ra, người Ấn Độ còn có ý định lấp đầy thị phần máy bay tiêm kích hạng nhẹ bằng máy bay do chính mình sản xuất.

Saab JAS 39 "Gripen" Thụy Điển

Và, tôi nghĩ rằng, chiếc máy bay tối ưu nhất cho Không quân Ấn Độ- đó là máy bay tiêm kích hạng trung Nga MiG-35.

Thứ nhất, nó thuộc thế hệ 4 ++, có một số tính năng đáp ứng được các tiêu chí của máy bay thế hệ 5.

Thứ hai, nó có một bộ "cơ bắp" rất rắn chắc, có nghĩa là, có một tải trọng tác chiến rất “nghiêm túc”, và nó có thể hoạt động ở một khoảng cách khá xa tính từ căn cứ đóng quân (tức bán kính tác chiến lớn-ND).

Thứ ba, Nga chưa bao giờ nuốt lời hứa của mình về việc chuyển giao công nghệ của một loại vũ khí này hay vũ khí khác cho khách hàng.

Thứ tư, và điều này cũng hết sức quan trọng, sẽ không phải bỏ ra một số tiền quá lớn cho máy bay tiêm kích Nga. Giá của MiG-35 là vào khoảng 45 triệu USD. Con số này ít hơn rất đáng kể so với các nhà tham gia khác của gói thầu, trừ “Gripen” Thụy Điển.

Nếu tính tới cả chi phí đào tạo phi công, các cơ số dụng cụ sửa chữa, phụ tùng thay thế và vũ khí, thì phải trả cho một chiếc MiG-35 khoảng 60-65 triệu đô la, một con số không quá lớn.

Nhưng tất nhiên, ngay cả có tăng cường thêm một số lượng máy bay như vậy cho không quân tiêm kích, Không quân Ấn Độ vẫn sẽ chưa thể ngang ngửa với Không quân Trung Quốc.

Tuy nhiên, rất không nên quên rằng Ấn Độ còn có một đối thủ "truyền kiếp”, một quốc gia mà họ thường xuyên đối mặt trên bầu trời. Đó là Pakistan. Và Pakistan, như đã biết, lại là đối tác quân sự-kỹ thuật của Trung Quốc.

Chính vì vậy, 114 chiếc MiG-35 sẽ rất hữu ích để tăng cường khả năng phòng thủ trên hướng Tây (hướng Pakistan-ND).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật