Trớ trêu có thẻ thu phí không dừng vẫn trả tiền mặt

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều xe gián thẻ thu phí không dừng Etag nhưng đi qua trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vẫn phải trả tiền mặt vì nhiều lý do.
Trớ trêu có thẻ thu phí không dừng vẫn trả tiền mặt
Trạm thu phí Long Phước thuộc đường cao tốc TPHCM - Long Thành- Dầu Giây.

Nhiều tài xế đi trên cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây phản ánh tình trạng, dù xe đã dán thẻ thu phí không dừng Etag (sử dụng công nghệ nhận dạng tự động hiện đang áp dụng cho các trạm thu phí ở các tuyến quốc lộ) nhưng vẫn phải thanh toán phí bằng tiền mặt.

Nguyên nhân được phía Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giải thích là do trạm thu phí sử dụng 2 công nghệ thu phí tự đồng gồm DSRC (nhận diện thẻ IC) và RFID (nhận diện thẻ Etag), nên khi tài xế dán thẻ Etag đi vào khu vực sử dụng công nghệ DSRC không nhận diện được thẻ.

Bên cạnh đó, ở tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây để được sử dụng thu phí tự động người dùng phải mua thiết bị OBU (trả phí một lần) với giá hơn 2 triệu đồng/OBU, sau đó phải nạp tiền vào thiết bị để sử dụng. Do phải mua thiết bị nên rất ít xe sử dụng thu phí tự động ở cao tốc TPHCM - Long Thành mà đa phần trả bằng tiền mặt.

Trong khi, ở các tuyến quốc lộ thẻ thu phí tự động được dán miễn phí, tài khoản được liên kết với thẻ ngân hàng nên có thể không cần nạp tiền vào thiết bị.

Ngày 17/1/2021, trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, chuyên gia giao thông TS Nguyễn Xuân Thủy đánh giá, việc tổ chức thu phí không dừng, các xe đã có thẻ cho loại thu phí này nhưng vẫn phải trả tiền mặt là một nghịch lý.

"Thu phí không dừng là để tránh việc các xe qua trạm phải dừng lại mua vé, tránh ùn tác giao thông. Bên cạnh đó, việc thu phí không dừng sẽ làm công khai, minh bạch khoản thu phí để tính toán số liệu hoàn vốn cho dự án.

Nhưng khi áp dụng cả 2 loại công nghệ thì mục đích của việc lắp đặt thu phí không dừng đều bị phá bỏ, điều đó cho thấy đơn vị đã đầu tư không đúng, dẫn tới hệ quả đáng tiếc" - ông Thủy cho biết.

Theo ông Thủy, nhà đầu tư cần phải giải thích được vì sao lại áp dụng cả 2 công nghệ thu phí không dừng trong cùng 1 trạm? Điều này sẽ có mặt lợi và hại như thế nào?

"Rõ ràng việc áp dụng cùng lúc cả 2 công nghệ chưa thấy mặt lợi nào nhưng mặt hại thì đã hiện hữu, khiến cho các tài xế đi qua trạm cảm thấy lúng túng và vẫn phải dừng xe mua vé qua trạm" - ông Thủy nhận định.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia giao thông còn đặt ra vấn đề, các xe đã thanh toán tiền thu phí qua trạm thông qua thẻ Etag nhưng khi qua trạm TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây vẫn phải trả phí thì số tiền này sẽ được tính toán như nào? Ai chịu trách nhiệm hoàn trả lại số tiền này cho các xe đã được dán thẻ thu phí không dừng?

Đồng quan điểm, TS Trần Xuân Khải - giảng viên trường Đại học Công nghệ GTVT Hà Nội cho rằng, VEC cần xem lại việc áp dụng cả 2 công nghệ thu phí không dừng trên tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây vì xuất hiện thực tế bất cập.

"Từ phản ánh của tài xế cho thấy việc lắp đặt công nghệ thu phí không dừng vẫn còn nhiều tồn tại bất cập, cho dù đơn vị quản lý tuyến đường đã chấp hành nghiêm các quy định, yêu cầu mà cơ quan nhà nước đề ra.

Không phải cứ thực hiện lắp đặt đặt thiết bị thu phí không dừng là xong trách nhiệm mà cần phải tính toán tới hiệu quả sử dụng, không gây khó khăn cho các tài xế qua trạm như thế thì việc lắp đặt thu phí mới có ý nghĩa" - ông Khải bày tỏ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật