Trung Quốc thúc đẩy “tấn công quyến rũ” châu Á trước thềm ông Biden nhậm chức

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc Ngoại trưởng Trung Quốc thăm 4 nước châu Á được cho là nhằm thúc đẩy chiến lược “tấn công quyến rũ” trước thềm ông Biden nhậm chức Tổng thống.
Trung Quốc thúc đẩy “tấn công quyến rũ” châu Á trước thềm ông Biden nhậm chức
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi trong một chuyến thăm trước đó. Ảnh: Tân Hoa xã

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp tục thúc đẩy chiến lược "tấn công quyến rũ" (charm offensive) nhân chuyến công du châu Á đầu tiên trong năm nay, bắt đầu bằng chuyến thăm chính thức tới Myanmar ngày 11/1. Động thái này diễn ra giữa bối cảnh chính quyền Mỹ mới dưới thời Tổng thống Biden sắp có sự dịch chuyển về chính sách tại khu vực này.

Trước đó, ông Vương Nghị đã có chuyến công du 6 ngày tới 5 nước châu Phi nhằm thúc đẩy sự hợp tác trên mọi lĩnh vực từ y tế, nông nghiệp cho tới quân sự và cơ sở hạ tầng.

Chuyến công du gần đây nhất của Ngoại trưởng Trung Quốc diễn ra trong những ngày cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Trump ở Nhà Trắng, cũng như giữa lúc cuộc bạo loạn ở Tòa nhà Quốc hội Mỹ diễn ra chỉ vài ngày trước khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống.

Đã có những đồn đoán ở châu Á rằng ông Biden sẽ ưu tiên việc xây dựng lại mạng lưới liên minh trong khu vực để đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, Washington và Bắc Kinh đã leo thang căng thẳng địa chính trị trên một loạt vấn đề khác nhau.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến công du 6 ngày của Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ bao gồm chuyến thăm chính thức tới Indonesia, Brunei, Philippines và thủ đô Naypyidaw của Myanmar.

Mặc dù Bắc Kinh không tiết lộ chi tiết về chuyến thăm của ông Vương Nghị nhưng tờ tin tức của Myanmar là The Irrawaddy dẫn lời các quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao của nước này cho biết, động thái trên là nhằm thể hiện sự ủng hộ của Trung Quốc với chính quyền Myanmar chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ thứ hai.

Trang tin tức này cũng cho biết Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ thúc đẩy Myanmar tăng tốc việc xây dựng các dự án theo kế hoạch Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Myanmar (CMEC), một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong chuyến thăm Myanmar vào tháng 1 năm ngoái của Chủ tịch Tập Cận Bình, 2 bên đã ký 33 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận, thư trao đổi và nghị định thư, trong đó có 13 tài liệu liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đáng chú ý nhất là dự án Hành lang Kinh tế Đặc biệt Kyaukpyu dọc bờ biển Vịnh Bengal.

Dù vậy, hầu như có rất ít tiến triển thực chất đạt được kể từ đó, một phần do đại dịch Covid-19 và ngoài ra, các nhà chức trách địa phương cho biết các dự án này sẽ được thực hiện sau khi tính chất thương mại của chúng được xác định phù hợp với kế hoạch phát triển của Myanmar.

Tuy nhiên, trong một bước đột phá, hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ ngày 11/1 cho việc xem xét tính khả thi của một tuyến đường sắt nối Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar và Kyaukpyu - một thị trấn lớn tại bang Rakhine ở phía tây nước này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar cho hay.

Ngày 11/1, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết các lĩnh vực chủ chốt, trong đó có thương mại, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và ứng phó với đại dịch" sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự nhân chuyến thăm 2 ngày tới thủ đô Manila ngày 15 và 16/1 tới đây của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật