Covid-19 phủ mây đen lên những ngày đầu năm

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bất chấp ngày càng có nhiều người được tiêm vaccine, đại dịch vẫn phủ bóng đen lên thế giới với các bệnh viện quá tải, thành phố phong tỏa, sinh mệnh bị đe dọa.
Covid-19 phủ mây đen lên những ngày đầu năm
Y tá Anne Dauchy, bên trái, đặt tay lên bác sĩ Marwa Kilani để an ủi. Kilani khóc sau khi nói chuyện với gia đình một bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Providence Holy Cross ở Mission Hills, California, hôm 30/12. Ảnh:

Nước Anh đóng cửa lần ba. Các bệnh viện của thành phố Mexico tiếp nhận nhiều bệnh nhân Covid-19 kỷ lục. Mỹ ghi nhận số ca t‌ử von‌g do Covid-19 cao chưa từng thấy, với 3.936 người chết hôm 5/1. Nam Phi và Brazil chật vật tìm chỗ chôn người chết. Thái Lan bất ngờ đương đầu với đợt bùng phát mới.

Số bệnh nhân Covid-19 tăng vọt sau các kỳ nghỉ lễ. Ngày càng nhiều quốc gia phát hiện các biến thể nCoV mới có tốc độ lây lan nhiều hơn 50-70%.

Bác sĩ Margaret Harris, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết tháng 1 sẽ là "một tháng khó khăn. Cho dù mọi người đều phát chán khi nghe đến virus nhưng thực sự loài người phải đoàn kết để vượt qua".

Anh phê duyệt thêm vaccine. Một số bang tại Mỹ đang bắt đầu liều tiêm thứ hai. Song quá trình phân phối sản phẩm trên toàn cầu vẫn nhỏ giọt, chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết để đánh bại virus đã giết chết hơn 1,85 triệu người.

Nước Anh trải qua đợt phong tỏa thứ ba kéo dài ít nhất sáu tuần để ngăn chặn gia tăng ca nhiễm và giảm tải cho bệnh viện. Một số bệnh nhân phải chờ trong xe cứu thương vì khoa điều trị Covid-19 đã hết chỗ.

Italy và Đức gia hạn thời gian phong tỏa vào dịp Giáng sinh. Tây Ban Nha hạn chế đi lại. Đan Mạch giảm số người tụ tập nơi công cộng từ 10 xuống 5 người. Pháp có thể sẽ công bố các biện pháp cứng rắn hơn vào ngày 7/1. Ukraine sẽ đóng cửa các trường học và nhà hàng bắt đầu từ ngày 8/1.

Tình hình dịch diễn biến đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực miền nam và miền tây nước Mỹ. Các nhân viên cấp cứu ở Los Angeles được yêu cầu dừng vận chuyển bệnh nhân hấp hối đến bệnh viện và hạn chế dùng oxy trong bối cảnh nguồn lực y tế đã quá tải. Các nhà xác tại hạt Los Angeles từ chối nhận th‌i th‌ể vì không còn chỗ chứa.

Ở Mỹ Latinh, nhiều chuyên gia cảnh báo điều tồi tệ hơn vẫn ở phía trước.

Domingos Alves, giáo sư trợ giảng, Đại học Sao Paulo, cho biết: "Hiện tại, sự bùng phát dịch ở Brazil nghiêm trọng hơn nhiều so với vài tháng trước".

Số lượng bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt ở mức cao nhất kể từ tháng 8/2020, khi quốc gia này mở cửa trở lại. Brazil chưa phê duyệt hoặc nhận bất kỳ loại vaccine nào. Một số bệnh viện lắp đặt các thùng đông lạnh bên ngoài để chứa th‌i th‌ể bệnh nhân Covid-19.

Thủ đô Mexico ghi nhận nhiều bệnh nhân Covid-19 hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi dịch khởi phát. Nhiều bệnh viện tại đây đang nhờ sự chi viện của các bác sĩ ở nơi khác.

Tiến sĩ Mauricio Rodriguez, Đại học Autonomous Mexico, cho biết: "Có thể vào tuần thứ ba của tháng 1, hệ thống y tế sẽ khủng hoảng vì mọi người đã mệt mỏi với giãn cách xã hội. Các thông điệp thiếu nhất quán từ giới chức khiến người dân lơ là chống dịch dịp lễ".

Tại Zimbabwe, chính phủ ban lệnh giới nghiêm, cấm tụ tập công khai và đóng cửa trường vô thời hạn. Tại Nam Phi, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất châu lục, chính quyền tái áp đặt lệnh giới nghiêm, cấm bán rượu và đóng cửa hầu hết các bãi biển.

Chủ tịch hiệp hội các nhà tang lễ quốc gia Nam Phi, Muzi Hlengwa, nói đất nước đang phải đối phó các ca t‌ử von‌g tăng nhanh.

"Chúng tôi đã hết quan tài, chúng tôi đã hết chỗ ở nhà xác", ông nói. "Chúng tôi hỏa táng vào ban ngày, nhưng giờ đây phải hỏa táng thêm vào ban đêm".

Đại dịch bùng phát tại các quốc gia dường như đã kiểm soát được virus.

Covid-19 trỗi dậy bất ngờ ở Thái Lan cho thấy sự tự mãn và thiếu chuẩn bị. Chính phủ đóng cửa các khu vực lớn của đất nước, bao gồm thủ đô Bangkok, có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn.

Nhật Bản sẵn sàng ban bố tình trạng khẩn cấp, tăng cường kiểm soát biên giới, đẩy nhanh phê duyệt vaccine, để ngăn chặn ca Covid-19 đang tăng nhanh.

Ở nhiều nơi, chương trình tiêm chủng diễn ra chậm chạp.

Tại Mỹ, quá trình triển khai vaccine vẫn đình trệ. Khoảng 15,4 liều vaccine được phân phối trong nước, song đến nay chỉ 4,5 triệu người đã tiêm chủng, theo thống kê Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh hôm 4/1.

Tiến độ này kém xa với mục tiêu của chính phủ trước đó là 20 triệu người. Viễn cảnh miễn dịch cộng đồng còn rất xa.

Pháp đến nay mới chỉ tiêm chủng được cho vài trăm người, theo dữ liệu công khai mới nhất. Tại Anh, chiến dịch tiêm chủng bắt đầu từ ngày 8 đến 27/12/2020, song chưa đến 800.000 người được tiêm phòng.

Hà Lan bị chỉ trích nặng nề vì là quốc gia cuối cùng trong Liên minh châu Âu bắt đầu tiêm chủng. Australia không có kế hoạch tiêm chủng cho đến tháng 3. Hầu hết các nước nghèo hơn bị bỏ lại.

Tuy nhiên, Ấn Độ đang mang đến một tia hy vọng vì tỷ lệ lây nhiễm nCoV đã giảm đáng kể so với mức cao nhất vào tháng 9/2020. Quốc gia này đang khởi động một trong những chương trình tiêm chủng lớn nhất trên thế giới, nhằm mục đích tiêm chủng cho 300 triệu người vào tháng 8/2021.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật