“Giờ G” kịch tính ở Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phiên họp quốc hội ngày 6-1 là một trong những cơ hội cuối cùng của đương kim Tổng thống Donald Trump và đồng minh
“Giờ G” kịch tính ở Mỹ
Các hạ nghị sĩ tuyên thệ trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội Mỹ khóa 117 ở Điện Capitol, thủ đô Washington D.C, hôm 3-1 Ảnh: REUTERS

Xem Video: Chiến thắng của ông Trump gây chấn động thế giới

Vào lúc 13 giờ ngày 6-1 (giờ địa phương, tức 1 giờ ngày 7-1 giờ Việt Nam), Quốc hội Mỹ sẽ họp để chính thức kiểm đếm phiếu đại cử tri, qua đó xác nhận nhân vật trở thành tổng thống nhiệm kỳ tới. Sau cuộc họp của cử tri đoàn vào ngày 14-12-2020, kết quả là 306 phiếu đại cử tri dành cho ông Joe Biden và 232 phiếu thuộc về Tổng thống đương nhiệm Donald Trump.

Trong nhiều cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trước đây, phiên họp nêu trên chỉ mang tính thủ tục, diễn ra theo quy định của Hiến pháp Mỹ và không nhận được nhiều chú ý. Tuy nhiên, mùa bầu cử khác biệt vừa qua biến phiên họp này thành một trong những cơ hội cuối cùng cho Tổng thống Donald Trump và đồng minh. Hiến pháp Mỹ cho phép mọi thành viên quốc hội phản đối kết quả phiếu đại cử tri của một bang ngay khi nó được đọc lên. Để được cân nhắc, sự phản đối này phải được viết ra giấy và nhận được chữ ký ủng hộ của ít nhất một hạ nghị sĩ và một thượng nghị sĩ. Một số đồng minh của Tổng thống Donald Trump, như Hạ nghị sĩ Mo Brooks và Thượng nghị sĩ Josh Hawley, đã xác nhận kế hoạch phản đối - một dấu hiệu cho thấy kịch tính sẽ xảy ra, khiến phiên họp quốc hội bị hoãn.

Khi đó, Hạ viện và Thượng viện sẽ tổ chức các phiên họp riêng với thời lượng không quá 2 giờ để tranh luận. Nếu lưỡng viện nhất trí với sự phản đối này, kết quả phiếu đại cử tri tại bang đó sẽ bị bác bỏ. Trong trường hợp ngược lại, kết quả ban đầu được giữ nguyên.

Dù vậy, sự kịch tính nêu trên nhiều khả năng không thể thay đổi kết quả bầu cử, bởi Đảng Dân chủ hiện vẫn kiểm soát Hạ viện trong khi lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell không ủng hộ nỗ lực thách thức kết quả. Do đó, giới phân tích khẳng định phiên họp quốc hội sắp tới chẳng mang lại điều gì cho Tổng thống Donald Trump ngoài "một thất bại khác". Bất chấp những đánh giá đó, Tổng thống Donald Trump hôm 4-1 nhấn mạnh sẽ chiến đấu hết mình để tại vị, ngăn Đảng Dân chủ "lấy Nhà Trắng" khi tới bang Georgia vận động cho Đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Thượng viện. Bên cạnh đó, ông chủ Nhà Trắng còn gây sức ép lên Phó Tổng thống Mike Pence, người chủ trì cuộc họp quốc hội hôm 6-1, để vị này hành động ủng hộ ông.

"Tôi hứa với mọi người rằng ngày 6-1 sẽ là ngày của chúng ta tại quốc hội" - Phó Tổng thống Pence khẳng định trước thềm cuộc cạnh tranh giữa 2 thượng nghị sĩ Cộng hòa đương nhiệm David Perdue, Kelly Loeffler và 2 ứng viên Dân chủ Jon Ossoff, Raphael Warnock. Cuộc đua tại bang Georgia, diễn ra vào ngày 5-1 (giờ địa phương), sẽ quyết định cán cân quyền lực tại quốc hội. Nếu cả 2 ứng viên Dân chủ giành chiến thắng, Thượng viện sẽ cân bằng với tỉ lệ 50-50 và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ là người đóng vai trò phá vỡ thế bế tắc, giành quyền kiểm soát cho Đảng Dân chủ. Dù vậy, theo AP, một Thượng viện với thế đa số mong manh không thể bảo đảm cho ông Biden đạt được các quyết sách ông muốn, đặc biệt là khi các quy định của Thượng viện yêu cầu tối thiểu 60 phiếu để thông qua phần lớn dự luật quan trọng. Nếu một trong 2 ứng viên Dân chủ thất bại, ông Biden gần như không có cơ hội thúc đẩy nhanh chóng những chương trình nghị sự tham vọng, như giải quyết bất bình đẳng sắc tộc hay chống biến đổi khí hậu. "Georgia, cả đất nước đang trông chờ vào các bạn. Quyền lực đang thực sự nằm trong tay các bạn" - ông Biden khẳng định trong cuộc vận động cho Đảng Dân chủ ở TP Atlanta, bang Georgia, hôm 4-1.

Cùng ngày, ông Walter Jones - phát ngôn viên của Tổng Thư ký bang Georgia Brad Raffensperger - cho biết việc kiểm đếm chậm phiếu bầu bỏ qua thư ở bang này trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 11-2020 có thể tái diễn, bởi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỉ lệ ủng hộ dành cho 4 ứng viên nêu trên đang rất sít sao. "Kết quả có thể chậm trễ vài ngày" - ông Jones khẳng định.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11037
  1. Mỹ bắt đầu một “khởi đầu mới”
  2. Chính thức rời Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố “sẽ trở lại”
  3. Tổng thống Biden đảo ngược di sản của người tiền nhiệm ngay trong ngày đầu nhiệm kỳ
  4. Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết khôi phục quan hệ với các đồng minh
  5. Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm quyền Ngoại trưởng Mỹ
  6. Tổng thống Biden ký loạt sắc lệnh, tiết lộ thư ông Trump để lại “rất hào phóng”
  7. Ông Biden lần đầu vào Nhà Trắng với tư cách Tổng thống Mỹ
  8. Mỹ: Nhiệm kỳ tranh cãi nhất
  9. Lễ nhậm chức chưa từng có ở Mỹ: 25.000/binh sĩ bảo vệ 2.000 khách mời
  10. Lãnh đạo đảng Cộng hòa cáo buộc Trump kích động đám đông bạo loạn hôm 6/1
  11. Nước Mỹ trước khởi đầu mới
  12. Ông Trump chia tay dân Mỹ, chúc người kế nhiệm may mắn
  13. Ông Biden ‘giữ người’ của ông Trump liên quan tới Nga
  14. Mỹ chuẩn bị cho lễ nhậm chức đặc biệt nhất lịch sử như thế nào?
  15. Lầu Năm Góc chuẩn bị cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden
  16. Ông Biden đảo ngược loạt chính sách thời Donald Trump
  17. Động thái giờ chót của Ngoại trưởng Pompeo đặt ông Biden vào thế khó
  18. Cuối nhiệm kỳ, Ngoại trưởng Pompeo ra loạt chính sách gây khó cho Biden?
  19. Giai đoạn gay cấn của chính trường nước Mỹ
  20. Mỹ cấp tập chuẩn bị ứng phó biểu tình vũ trang
  21. Tổng thống Trump và cuộc tấn công đồi Capitol
  22. Hạ viện Mỹ chỉ định tướng quân đội giám sát an ninh tại Đồi Capitol
Video và Bài nổi bật