Chỉ mới học lớp 1, phụ huynh đã phải cùng con thức đêm ôn thi học kỳ: Bài tập quá sức với trẻ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới biết đọc, biết viết mà đã phải thức khuya ôn thi như thi đại học thế này thì có quá sức với con không các mẹ. Nhiều bài tập người lớn phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới hiểu thì trẻ con phải làm thế nào.
Chỉ mới học lớp 1, phụ huynh đã phải cùng con thức đêm ôn thi học kỳ: Bài tập quá sức với trẻ
Ảnh chụp màn hình VNE

                            Xem Video: Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc
                             

Theo bài viết được đăng tải trên VNE và VTCNews cho biết, vào thời điểm tháng 1 hằng năm cũng là lúc hầu hết học sinh các cấp sẽ được tổ chức thi tổng kết những kiến thức của học kỳ 1. 

Với kì thi học kỳ năm nay lại còn đặc biệt hơn khi đây là năm đầu tiên các con được học theo chương trình mới. 

Chia sẻ với TTO, chị Lan sống tại quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết: "Tôi đọc xong đề cương thấy rối mắt, chóng mặt và oải. Chương trình lớp 1 năm nay biết là mới, nhưng đề cương quá nhiều, quá nặng so với thực tế học lực của các bé tuổi lớp 1. Con tôi đọc chưa thông, viết chưa thạo, chữ viết nguệch ngoạc, làm sao con có thể đảm bảo hết được những nội dung như thế" - chị Lan hoang mang nói.Theo VNE, với những yêu cầu tương tự từ nhà trường, chị Ngọc, 31 tuổi (phụ huynh trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, quận 12) cho con làm thêm các "đề thi thử" trên mạng. Người mẹ trẻ cũng lo lắng bởi cho rằng các yêu cầu về năng lực cần đạt được là quá sức với trẻ. Không chỉ đọc, đếm thông thường, các bài tập yêu cầu kỹ năng nhận diện, phân tích.

Một số bài tập Tiếng Việt bắt điền âm hoặc điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm, học sinh lớp 2-3 có khi phải mất thời gian suy nghĩ mới làm được. Ví dụ các bài điền "c" hay "k", điền vần "anh" hay "inh"... Nhiều bài tập nối từ với các câu thành ngữ, tục ngữ nhiều từ Hán Việt mà trẻ chưa đủ trình độ để hiểu.

Bài tập toán gây khó hiểu - Ảnh: VNE

Cũng có con học lớp 1 đang chuẩn bị thi học kỳ, chị Lê Phương Chi có con đang học tại Trường Tiểu học Bình Lợi Trung (quận Bình Thạnh, TP.HCM) phải “vật lộn” với những nội dung ôn tập mà cô giáo giao về nhà ôn luyện cho con chuẩn bị thi học kỳ.

Nhìn sấp bài tập dày, chị hoảng hồn không nghĩ con mình lớp 1 lại học nhiều đến thế. Chị cho biết, tối nào cũng thức học bài cùng con đến khuya. Chương trình mới có những bài toán chị không biết, phải tra mạng, hỏi người quen để dạy cho con nên mất nhiều thời gian.

“Mấy bé còn quá nhỏ mà lượng chữ học thuộc mỗi ngày quá là nhiều, trong khi cải cách để giảm tải mà đây không giảm còn tăng. Ngày xưa trong học kỳ 1 học 24 chữ cái, còn giờ mới vào đã học thuộc hết chữ cái, rồi ráp vần, rồi đọc chính tả cho con viết. Tối nào hai mẹ con cũng thức khuya học”, chị Chi nói.  

Bài tập điền từ quá sức đối với các bé lớp 1 - Ảnh: VTCNews

Chị Phương Anh, sống tại Quận 7 cho biết, chương trình học lớp 1 nặng nề, nhất là môn Tiếng Việt có nhiều từ khó hiểu, từ vùng miền con không hiểu, chị phải tìm kiếm tài liệu, tra trên mạng để giảng lại cho con.

“Thức khuya, thức hôm học cùng con là chuyện thường, mới lớp 1 mà bé học nhiều, mẹ cũng như học theo, vì có từ miền Bắc, bé không hiểu, tôi cũng không hiểu, phải tìm kiếm nghĩa trên mạng rồi chỉ cho bé hiểu thành ra tôi cũng học thêm những từ đó. Rồi có những bài toán quá khó, không giải được tôi cũng phải đi hỏi lại bạn bè, người quen để mà chỉ cho con, có bữa tôi gọi 7-8 cuộc điện thoại mới có người giải được”, chị Anh nói.  

Ảnh VTCNews

Một chuyên gia giáo dục công tác tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận định mục tiêu của lớp 1 dù chương trình cũ hay mới đều là các con nhận diện con chữ, đọc thông, viết thạo; biết làm toán cộng trừ trong phạm vi của chương trình.

"Mỗi đứa trẻ có sự tiếp thu khác nhau, do vậy đề cương chỉ là cơ sở để phụ huynh hỗ trợ con củng cố kiến thức, chứ không phải để ép buộc con. Nếu các con tiếp thu được thì tốt, tiếp thu chậm cũng không sao, vì học tập là cả một quá trình. Đừng để những nội dung kiểm tra, những đề cương ôn tập là nỗi ám ảnh" - vị chuyên gia này nói.

Ảnh trái VTCNews, Ảnh phải minh họa - Nguồn: Internet

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật