Tuyệt vời chiếc máy bơm độc đáo không dùng điện vẫn đưa nước tới vùng cao ở Hà Giang

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người dân Thị trấn Đồng Văn và một số thôn bản lân cận đã được dùng nước sạch thoải mái nhờ hệ thống máy bơm không hề dùng… điện.
Tuyệt vời chiếc máy bơm độc đáo không dùng điện vẫn đưa nước tới vùng cao ở Hà Giang
Ảnh minh họa

Dự án khởi động từ tháng 2/2014 với tổng kinh phí khoảng 110 tỷ đồng; trong đó vốn đối ứng của tỉnh Hà Giang khoảng 70 tỷ, vốn hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ trên 3,8 tỷ và đối tác Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ 40.000 Euro (khoảng 1 tỷ đồng).

Hệ thống được thiết kế gồm hai tổ bơm tổng công suất lên đến 1.800m3/ngày đêm, một đường ống áp lực dài khoảng 2,5km, một nhóm các bể chứa trung gian trên đỉnh Ma Ú và một hệ thống đường ống cấp nước tự chảy về đến các hộ dân.

Lượng nước này đủ cho khoảng 10.000 người với định mức tiêu thụ tiêu chuẩn ở đô thị lên tới 180-200 lít nước/ngày, hoặc tới 20.000 người với định mức tiêu thụ 90-100 lít nước/ngày.

Hệ thống bơm PAT do các nhà khoa học và công nhân Việt Nam (viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Trường Đại học Thủy lợi, Công ty HESCO…) hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia CHLB Đức nghiên cứu, lắp đặt thông qua một nhiệm vụ Nghị định thư giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam) và Bộ Nghiên cứu và Giáo dục BMBF (CHLB Đức) giao thực hiện.

Nhờ công nghệ bơm không dùng điện, nước được đưa từ thủy điện Séo Hồ (độ cao 705 m) lên bể chứa đặt ở Ma Ú (độ cao 1.250 m), sau đó phân phối tới Thị trấn huyện lỵ Đồng Văn và một số xã bản lân cận.

Sở dĩ không cần dùng điện là vì các nhà chế tạo bơm CHLB Đức đã lợi dụng độ chênh áp lực của cột nước để làm quay turbine.

Thay vì phát ra điện như thông thường ở các nhà máy thủy điện, cột nước được đấu đồng trục trực tiếp với một máy bơm, tuarbin sẽ làm quay máy bơm và đẩy một phần dòng nước lên cao.

Điểm đặc biệt của hệ thống bơm-tuarbin này là có thể đẩy nước lên rất cao, như trường hợp ở Đồng Văn là gần 600 m, còn trên thế giới đã có nhiều trường hợp đến 900m, thậm chí hơn 1.000 m, trong khi hoàn toàn không phải dùng điện.

Dự án đã ứng dụng công nghệ cao, vận hành tự động, thiết kế đơn giản có tính khả thi đã và đang đem lại một giải pháp cung cấp nước bền vững cho đồng bào vùng cao của Hà Giang và có tiềm năng nhân rộng ra các vùng khác.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật