Đám cưới không tình yêu chấn động Hà thành: Rước dâu bằng “siêu xe”, dân đứng kín đường ngắm nhìn

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời điểm ấy, đám cưới của đại tiểu thư nhà họ Nguyễn và con trai chủ tiệm may Á Đông đã gây chấn động người dân Thủ đô. Mọi người đổ ra đường “như kiến“, đứng xếp cả hai bên để nhìn.
Đám cưới không tình yêu chấn động Hà thành: Rước dâu bằng “siêu xe”, dân đứng kín đường ngắm nhìn
Cô dâu chú rể trong đám cưới xa hoa một thời này là bà Nguyễn Thị An - đại tiểu thư gia đình quyền quý và ông Nguyễn Đức Chiểu - con trai chủ tiệm may Á Đông.

Xem Video: Sự khác biệt giữa quẩy đám cưới xưa và nay

Vài năm gần đây, dư luận liên tục được chứng kiến những đám cưới nguy nga, tiền tỷ của các cặp đôi con nhà đại gia Việt. Nhưng ít ai biết rằng, đám cưới thời ông bà chúng ta cũng không hề thua kém ngày nay là mấy, thậm chí còn hoành tráng và "chịu chơi" hơn nhiều. Điển hình nhất là đám cưới xa hoa trên phố Tràng Tiền (Hà Nội) vào năm 1952 giữa 2 gia tộc nổi tiếng giàu có.

Được biết, cô dâu chú rể trong đám cưới xa hoa một thời này là bà Nguyễn Thị An - đại tiểu thư gia đình thương nhân quyền quý và ông Nguyễn Đức Chiểu - con trai chủ tiệm may Á Đông.

Đám cưới không tình yêu gây chấn động Thủ đô ngày ấy

Gia đình bà An có nhà máy chuyên dệt quần áo để bán. Vì thế đại tiểu thư đài các, xinh đẹp cũng có duyên làm ăn, buôn bán vải ở chợ Nam. Bà có một tình yêu đẹp với em trai của ông Cự Giao - hào phú làng Cự Đà nổi tiếng giàu có. Nhưng khi ấy, cha mẹ lại muốn gả bà cho con trai nhà họ Nguyễn trên phố Tràng Tiền nên phản đối hôn sự kia.

Cha mẹ bà còn dọa rằng nếu bà nhất quyết không đồng ý sự sắp đặt sẵn thì tự cưới người khác, tự lo ăn mặc và bị lấy lại sạp vải ở chợ. Đứng trước sự lựa chọn ấy, bà đành phải hy sinh tình yêu, làm tròn bổn phận "chữ hiếu" với bố mẹ. Bà đồng ý làm đám cưới với thiếu gia Hà thành mà mình không có tình cảm.

Trái ngược với bà, ông Đức Chiểu lại thầm thương trộm nhớ đại tiểu thư từ rất lâu. Bà An kể, có lần ông Chiều đến nhà chơi dịp Tết Nguyên đán nhưng không gặp được bà vì bà bận đi chơi cùng người yêu. Thế rồi, 3 ngư‌ời tìn‌h cờ gặp nhau ở hồ Gươm. Bà liền bơ đi luôn vì không có cảm tình. Thậm chí khi đã đồng ý kết hôn, bà vẫn thẳng thắn thừa nhận bản thân không có tình yêu với ông. Nhưng cả hai vẫn "kết tóc xe duyên", về sống chung một nhà.

Bà An đồng ý làm đám cưới với thiếu gia Hà thành mà mình không có tình cảm.

Thời điểm ấy, đám cưới của đại tiểu thư nhà họ Nguyễn và con trai chủ tiệm may Á Đông đã gây chấn động người dân Thủ đô. Mọi người đổ ra đường "như kiến", đứng xếp cả hai bên để ngắm nhìn.

Đám cưới có sự xuất hiện của dàn "siêu xe" vô cùng hoành tráng; tiệc cưới tổ chức tại khách sạn đình đám Hà Nội theo phong cách ẩm thực Pháp có phục vụ rót rượu… Chú rể mặc vest điển trai, vui vẻ dẫn đầu phái đoàn nhà trai đi rước dâu. Còn cô dâu lại luôn cúi đầu để lộ nét buồn rười rượi trong lễ thành hôn.

Dàn "siêu xe" đón dâu.

Chú rể mặc vest điển trai, vui vẻ dẫn đầu phái đoàn nhà trai đi rước dâu.

Còn cô dâu lại luôn cúi đầu để lộ nét buồn rười rượi trong lễ thành hôn.

Hôn nhân viên mãn

Thời gian đầu sau đám cưới gây chấn động Thủ đô, bà An không thể nảy sinh tình cảm với ông Chiểu, luôn tỏ ra lạnh nhạt. Dẫu vậy bà vẫn luôn lo chu toàn mọi việc trong gia đình.

Ngược lại, ông Chiểu vô cùng độ lượng, quan tâm và chiều chuộng vợ khiến bà An dần dần có cảm tình rồi đem lòng yêu thương. Sau đó họ sinh 2 người con: một trai một gái, cùng kinh doanh cửa hàng may nổi tiếng ở số 19 Tràng Tiền.

Vợ chồng "đồng sức hợp lòng" nên công việc buôn bán ngày càng thành công. Họ càng trở nên giàu có hơn. Bà An từng kể, buổi tối ông Chiểu hay lái xe chở bà ra phố ăn chơi. Bà thích ăn thịt bò khô nên ông sẽ đút cho bà một miếng, bà lại đút cho ông một miếng…

Thời gian đầu sau đám cưới gây chấn động Thủ đô, bà An không thể nảy sinh tình cảm với ông Chiểu, luôn tỏ ra lạnh nhạt.

"Đám cưới năm 52, ông trao cho tôi chiếc nhẫn vàng hình đốt trúc. Chiếc nhẫn trên tay từng ấy năm chưa bao giờ tôi tháo ra, trừ 1 lần duy nhất là tôi đem đi đánh lại, lấy chiếc răng vàng của chồng tôi pha thêm vào nhẫn sau khi ông mất.

Tôi nhớ mãi 3 hôm trước lúc ra đi, ông nằm trên giường chỉ nắm lấy tay tôi làm một việc duy nhất là sờ vào chiếc nhẫn cưới, rơm rớm nước mắt. Rồi ông rời xa tôi mãi mãi trong một ngày đông lạnh giá cuối năm 1984. Tôi ở vậy cho đến tận bây giờ", bà An tâm sự trên Phụ nữ New.

Cụ An khi 82 tuổi. (Ảnh chụp năm 2015).

Hiện bà An đã lên chức cụ với nhiều cháu chắt. Đặc biệt các con các cháu của bà vẫn sống hạnh phúc trong căn nhà ở phố Tràng Tiền - nơi lưu giữ bao kỉ niệm của bà và ông Chiểu.    

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật