Uất ức vì vợ giữ lương suốt 30 năm, cụ ông bỏ nhà ra đi: Còng lưng làm mà không được cầm 1 xu

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bị vợ giữ thẻ lương suốt hơn 30 năm khiến người chồng không khỏi uất ức. Thế nhưng, đến khi hiểu ra sự thật thì ông mới ngỡ ngàng.
Uất ức vì vợ giữ lương suốt 30 năm, cụ ông bỏ nhà ra đi: Còng lưng làm mà không được cầm 1 xu
Cụ Li bỏ nhà đi vì bức xúc với vợ, được cảnh sát đưa về nhà.

Xem Video: "Trào lưu " mới của giới trẻ: bỏ nhà đi bụi

Đối với các ông chồng, chuyện đưa lương cho vợ giữ chẳng còn gì xa lạ. Thế nhưng vẫn có những người đàn ông cảm thấy uất ức vì số tiền mình kiếm đều nằm trong tay người phụ nữ của mình.

Một cụ ông ở Trung Quốc đã bỏ nhà đi khi bị vợ giữ thẻ lương suốt 30 năm, cộng với việc phải ăn những món ăn quá mặn từ vợ. Đối với cụ, chuyện được cầm thẻ rút tiền lương của mình là điều quá xa xỉ.

Đó chính là cụ Li, 80 tuổi, sống tại Cửu Long Pha, Trùng Khánh (Trung Quốc). Vào hôm 19/12, sau nhiều thập kỉ chịu đựng, cụ Li đã cãi nhau với vợ là cụ Mei (86 tuổi) và tìm đến nhà con trai để đòi lại công bằng cho mình. 

Cụ Li tái hôn với cụ Mei vào năm 1986. Từ khi kết hôn đến nay, cụ Li giao thẻ lương cho vợ giữ. Cũng trong ngần ấy năm, cụ Li chưa từng trải qua niềm hạnh phúc khi được rút tiền lương của chính mình.

Cụ nói: "Trong bao nhiêu năm cưới tôi luôn nhường nhịn, bao dung bà ấy, nay càng nghĩ càng tức vì đồ ăn thì mặn, lương không được cầm".

Vì tức nước vỡ bờ lại không biết làm thế nào để giải tỏa, cụ Li bỏ nhà đến nhà con trai ở quận Sa Sình Bá, cách đó vài cây số để than thở và đòi lại công bằng. Thế nhưng không may cụ lại bị lạc đường.

Khi người vợ nói về số tiền tiết kiệm bà đã dành dụm suốt ngần ấy năm thì cụ ông mới ’vỡ lẽ’

Rất may sau đó cảnh sát kịp thời phát hiện và đưa ông cụ 80 tuổi đến nhà con trai an toàn. Dọc đường đi, cụ không ngừng than thở rằng từ ngày kết hôn với vợ, cụ đi làm quần quật mà chẳng được cầm và tiêu một xu tiền lương nào.

Mâu thuẫn của vợ chồng cụ Li đã khiến cảnh sát phải tới thăm để hòa giải. Trước mặt mọi người, cụ Mei nhẹ nhàng lôi chiếc hộp trong tủ chứa một số tiền trong đó và nói rằng đây là tất cả số tiền tiết kiệm được. 

Cụ Mei cho biết, lương hưu của cụ Li khoảng 4.000 nhân dân tệ (hơn 14 triệu đồng) còn của cụ Mei là 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng). Hàng ngày, phí sinh hoạt cũng như dự các đám xá đều dùng lương của cụ bà. Hàng tháng, cụ Mei còn chuyển 500 nhân dân tệ (1,7 triệu đồng) vào tài khoản của chồng để làm tiền tiết kiệm.

Nói xong, cụ Mei tiếp tục lấy ra một quyển sổ tiết kiệm và nói rằng toàn bộ tiền lương của chồng đều nằm trong đây: "Tôi đã gửi tiền hàng tháng và tôi chưa bao giờ sử dụng nó bừa bãi. Nhìn con số tiết kiệm ông sẽ thấy".

Sau khi xảy ra mâu thuẫn, cụ Mei mới biết chồng mình từng có thành kiến về những món ăn mình làm. Bởi trước đó, cụ chưa từng nghe chồng phàn nàn về ăn uống và thẻ lương. Hôm xảy ra tranh cãi, cụ không nhận ra chồng buồn bực nên đã ra ngoài chơi mạt chược với hàng xóm. Khi về phát hiện chồng mất tích, cụ liền nhờ người nhà đi tìm.

Nhiều ông chồng "nước mắt ngắn dài" mỗi khi đưa tiền lương cho vợ - Ảnh minh họa: Internet

Sau cùng, cụ Mei bảo với chồng nếu có bất kì vấn đề gì nên nói để bà biết, bởi cụ Li hướng nội còn cụ Mei hướng ngoại nên dù đã bên nhau từng ấy năm vẫn xảy ra tranh cãi. 

"Ông phải nói đồ ăn không ngon, chứ không nói sao tôi biết được", cụ bảo với chồng và cũng xin lỗi rằng mình già "lẩm cẩm" nên đôi khi bỏ gia vị rồi lại bỏ thêm. Hai chuyện được giải quyết, ông Li yên tâm để vợ tiếp tục quản lý tiền bạc.

Câu chuyện cụ Li đang đứng đầu chủ đề bàn tán trên mạng xã hội Trung Quốc về việc có nên đưa tiền cho vợ không. Số đông quan điểm đều là nên tiền ai nấy giữ, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ làm "tay hòm chìa khóa" tốt hơn, chỉ cần vợ chồng minh bạch.

Ảnh (phải) minh họa: Internet

Từ 1-1-2021, tiền lương chồng có thể chuyển sang tài khoản vợ

Dù không biết luật pháp Trung Quốc có quy định gì về việc lương chồng đưa vợ giữ nhưng theo bộ Luật Lao Động 2019 của Việt Nam thì từ năm 2021, lương của chồng có thể... được trả trực tiếp hàng tháng vào tài khoản của vợ.

Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2021) quy định:

Điều 94. Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Căn cứ theo quy định này, thì để người vợ có thể được nhận lương của chồng cần đáp ứng 02 điều kiện sau:

Điều kiện thứ 1: Người chồng không thể nhận lương trực tiếp và ủy quyền cho vợ nhận thay

Điều này được hiểu chỉ khi nào không thể nhận lương trực tiếp, như là bị bệnh, nằm viện, đi công tác dài ngày qua ngày nhận lương… không thể đến công ty nhận lương được mà phải cần người nhận thay thì người chồng được ủy quyền cho vợ đến nhận thay.

Và thực tế thì điều này thường chỉ xảy ra đối với người lao động nhận lương trực tiếp bằng tiền mặt, không thông qua chuyển khoản mà thôi.

Lưu ý, nếu người chồng không có vấn đề gì mà ủy quyền cho vợ đến nhận lương thay thì không thỏa điều kiện này.

Điều kiện thứ 2: Người sử dụng lao động đồng ý trả lương cho người vợ đã được ủy quyền

Luật quy định doanh nghiệp có thể trả lương cho người được ủy quyền chứ không bắt buộc phải trả. Bởi để đảm bảo trả đúng quyền lợi cho người lao động đã làm việc cho mình thì người sử dụng lao động hoàn toàn có thể sử dụng những cách khác để trả lương như đến trực tiếp gặp người lao động để trả lương. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật