Ông Biden cập “cảng an toàn” để tiến gần hơn tới Nhà Trắng

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngoài Wisconsin, các bang còn lại đều sẽ kịp xác nhận kết quả bầu cử theo đúng thời hạn 8/12 do Quốc hội Mỹ đặt ra, qua đó kích hoạt quy định “cảng an toàn“.
Ông Biden cập “cảng an toàn” để tiến gần hơn tới Nhà Trắng
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP.

Theo AP, quy định "cảng an toàn" được coi là bước đầu tiên để bảo đảm kết quả bầu cử tổng thống. Theo đó, các tiểu bang phải hoàn tất chứng thực kết quả kiểm phiếu phổ thông và giải quyết xong các thách thức pháp lý tại tòa án trước thời hạn quốc hội đặt ra. Sau đó, mỗi bang mới bổ nhiệm đại cử tri.

Năm nay, thời hạn "cảng an toàn" là 8/12.

"Điều này có nghĩa nếu kết quả bầu cử ở các tiểu bang được xác nhận vào đúng hoặc trước ngày 8/12, quốc hội buộc phải chấp nhận kết quả đó", Rebecca Green, giáo sư về luật bầu cử từ Đại học Luật William & Mary, Virginia, cho biết.

Hệ thống đại cử tri được lập ra bởi hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ có quyền đặt ra thời hạn cho các cuộc bầu cử liên bang.

Trong bầu cử tổng thống, Quốc hội Mỹ quy định hạn chót để xác nhận kết quả ở các tiểu bang và thời gian cuộc bỏ phiếu của đại cử tri đoàn để lựa chọn tổng thống.

Khi các bang hoàn tất xác nhận kết quả kiểm phiếu phổ thông và chốt được danh sách đại cử tri vào ngày 8/12, quốc hội buộc phải công nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn vào ngày 14/12.

Việc lỡ thời hạn 8/12 không khiến bất cứ bang nào mất quyền lựa chọn đại cử tri để bỏ phiếu. Đại cử tri đoàn vẫn sẽ tham gia cuộc họp vào ngày 14/12 như quy định.

Tuy nhiên, các nghị sĩ quốc hội có thể thách thức kết quả bỏ phiếu đại cử tri đoàn của những bang bị lỡ thời hạn "cảng an toàn".

Theo AP, ngay cả khi bang Wisconsin trễ hạn chứng nhận kết quả và chọn đại cử tri sau ngày 8/12, nhóm đại biểu này sẽ vẫn nhóm họp vào ngày 14/12 để bầu cho ông Biden. Quốc hội liên bang sẽ khó có khả năng bác bỏ kết quả bỏ phiếu từ đoàn đại cử tri bang Wisconsin.

Ngay cả khi kịch bản xấu xảy ra, ông Biden vẫn đắc cử mà không cần tới 10 phiếu đại cử tri của Wisconsin.

Hiện tại, một số thành viên Cộng hòa tại Hạ viện liên bang tuyên bố sẽ thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn tại cuộc họp chung của lưỡng viện Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1/2021.

Thủ tục thách thức kết quả bỏ phiếu đại cử tri đoàn ở quốc hội được cho là lý do đội ngũ của ông Trump tiếp tục kéo dài chiến dịch pháp lý, qua đó trì hoãn thời gian chứng nhận kết quả ở các bang, dẫn tới bỏ lỡ thời hạn 8/12.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10987
  1. Phó Tổng thống Pence hoan nghênh thách thức kết quả bầu cử một cách hợp pháp
  2. Hàng nghìn Vệ binh Quốc gia Mỹ sẵn sàng cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden
  3. Nhóm cực hữu Mỹ sẽ tới Washington biểu tình vào ngày 6/1
  4. 11 thượng nghị sĩ Cộng hòa sẽ phản đối chiến thắng của ông Biden vào 6-1
  5. Ông Trump giữ bí mật vào phút chót
  6. 11 thượng nghị sĩ tuyên bố sẽ “lật kèo” bầu cử Mỹ
  7. Hơn chục thượng nghị sĩ nỗ lực lật ngược chiến thắng của ông Biden
  8. Ông Ted Cruz cùng 10 thượng nghị sĩ tung đòn “lật kèo” bầu cử Mỹ
  9. Thêm một hy vọng của Tổng thống Trump bị dập tắt
  10. Tòa án bác bỏ vụ kiện yêu cầu ông Pence xem xét lại kết quả bầu cử
  11. TT Donald Trump: Sẽ có một “cuộc biểu tình lớn” ngày 6/1 ở Washington
  12. Kỷ lục bầu cử trong cuộc tái đấu giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ
  13. Ông Trump dù gặp khó vẫn khuấy đảo nước Mỹ...
  14. Thượng viện Mỹ vượt quyền phủ quyết của Trump
  15. Ông Trump tuyên bố có biểu tình ‘lớn’ vào ngày 6/1
  16. Quốc hội Mỹ lần đầu bác phủ quyết của ông Trump với một dự luật
  17. Quốc hội Mỹ lần đầu tiên vô hiệu hóa quyền phủ quyết của Tổng thống Trump
  18. Nhà Trắng khác biệt của ông Joe Biden
  19. Những ngày cuối khác thường của ông Trump ở Nhà Trắng
  20. Có thể hơn 100 nghị sĩ Cộng hòa tham gia “lật kèo” bầu cử
  21. Vì sao Trump kiên quyết bác bỏ kết quả bầu cử, ngày 6/1 sẽ rõ
  22. Tổng thống đắc cử Biden đề cử nữ Thứ trưởng Quốc phòng đầu tiên
Video và Bài nổi bật