9 thực phẩm không lành mạnh như vẻ ngoài

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều thức ăn “nấp” dưới lớp vỏ nguyên liệu tự nhiên, tốt cho sức khỏe nhưng thực chất lại không lý tưởng như vậy.
9 thực phẩm không lành mạnh như vẻ ngoài
Chuối sấy

Tùy theo khẩu vị và thói quen, không dễ dàng gì để duy trì một chế độ ăn uống 100% lành mạnh. Ai cũng luôn muốn chắc chắn rằng mỗi sản phẩm mình tiêu thụ đều sẽ đóng góp tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số thực phẩm không quá lành mạnh như vẻ ngoài, dễ dàng “đánh lừa” một số người tiêu dùng cả tin. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn món ăn thông minh hơn qua những gợi ý chi tiết dưới đây. 

Chuối sấy

Món ăn này cũng có nhiều thành phần tương tự chuối tươi như chất xơ, sắt, kali và magiê. Tuy nhiên trong quá trình điều chế, phía nhà sản xuất thường cho thêm chất điều vị, đường và chiên chuối ngập dầu. Khâu xử lý này chính là tác nhân khiến cho chuối sấy trở nên kém lành mạnh hơn đáng kể.  

Cách khắc phục: Hãy tự làm món ăn vặt này bằng cách nấu chín chuối trong lò hoặc để tự tự làm chín trong lò hoặc sấy khô thủ công.

Bánh nướng giòn (crispbread)

Có rất nhiều bánh mì hay bánh nướng giòn được bày bán khắp nơi. Không khó để bắt gặp những món ăn vặt dạng này, tuy nhiên chúng lại hay được chế biến qua các loại dầu không tốt cho sức khỏe. There are many varieties of crispbread. You can often meet snacks looking like crispbread that contain harmful oils.

Cách khắc phục: Bạn nên đọc kỹ thông tin về thành phần của sản phẩm. Không nên ăn các loại bánh có chứa nấm men, tinh bột biến tính, chất bảo quản hay chất chống oxy hóa. Thay vào đó, hãy lựa chọn những loại bánh giòn được làm từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc bột mì thô. 

Thực phẩm không chứa gluten

Gluten là một loại protein có mặt trong lúa mì, lúa mạch,… Đây chính là thành phần giúp bột có thể trộn với nước. Gluten chỉ gây nguy hiểm cho những người bị dị ứng, vốn chiếm chưa đến 1% dân số thế giới. Nếu không phải là người thật sự dị ứng, bạn không nên phải tránh né protein này. Lý do là bởi thức ăn không chứa gluten thường được cho thêm nhiều phụ gia tinh chế không hề tốt cho sức khỏe.

Cách khắc phục: Bạn hoàn toàn có thể ăn bánh mì phổ thông. Ăn quá nhiều bánh mì đúng là không tốt, nhưng nếu điều độ và có chừng mực thì không có gì đáng dè chừng cả. 

Mứt trái cây

Trái cây để khô không đi kèm tác hại nào. Tuy nhiên, để có thể giữ được màu sắc hấp dẫn và cũng như tránh khỏi nấm mốc, nhà sản xuất phải dùng đến thuốc diệt nấm và sulfur dioxide. Các loại mứt trái cây còn chứa rất nhiều đường, rất không tốt cho sức khỏe. 

Cách khắc phục: Tự phơi khô trái cây tại nhà là việc không hề khó. Hơn nữa, chúng còn mang đến cho bạn một món ăn vặt lành mạnh hơn nhiều. 

Phô mai đã qua xử lý

Ngoài việc chứa một lượng lớn các chất phụ gia, phô mai chế biến sẵn còn kèm với một lượng muối không hề nhỏ. Lấy ví dụ, một chiếc bánh kẹp (sandwich) ăn cùng 3 lát phô mai đã qua xử lý sẽ chiếm đến khoảng 2/3 lượng muối cần thiết cần nạp trong ngày.

Cách khắc phục: Bạn nên linh hoạt kết hợp nhiều loại phô mai khác nhau, đặc biệt là loại phô mai tươi (cottage cheese). 

Rau củ quả đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp thường được cho thêm những chất tạo màu và mùi như nước sốt, giấm, và các nguyên liệu khác không thực sự có lợi cho sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng Nicole Rodriguez, cho biết, một lon đậu đóng hộp thường chứa khoảng 3 muỗng canh đường.

Cách khắc phục: Bạn vẫn có thể mua dạng thực phẩm này, nhưng hãy cẩn thận chọn các sản phẩm chất lượng chứa thật ít hoặc không chứa muối, đường, chất bảo quản. Cách tốt hơn nữa là tự mình chế biến đóng hộp tại nhà.

Rau củ nhiều tinh bột 

Ngô, lê, khoai tây, bí ngô và khoai lang chứa ít chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn nhiều loại rau quả khác, trong khi đó hàm lượng calo trong các loại thực phẩm này lại cao hơn. Điều này không có nghĩa là bạn nên loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi thực đơn hàng ngày. Chỉ là bạn không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là khi đang trong giai đoạn ăn kiêng.

Cách khắc phục: Các loại rau củ không chứa tinh bột thường có màu xanh, nhiều nước và giòn. Hãy ưu tiên chúng hơn khi chọn nguyên liệu nấu nướng, đặc biệt là khi bạn dùng bữa sau 6 giờ tối.

Yogurt

Sữa chua nhìn chung là một thực phẩm mang nhiều lợi ích. Thế nhưng, rất nhiều sữa chua tại các cửa hàng là loại chứa nhiều đường và chứa hàm lượng protein dinh dưỡng ít ỏi.

Cách khắc phục: Hãy chọn loại sữa chua ít đường (không quá 10g/hộp) và nhiều protein (khoảng 6g/hộp). Kết hợp sữa chua Hy Lạp và trái cây cũng là một lựa chọn tốt.

Yến mạch dạng bột 

Bản thân yến mạch là một thực phẩm lành mạnh, nhưng loại bột yến mạch, vốn cần phải pha chế 2-3 trước khi ăn, lại không hoàn toàn là lựa chọn lý tưởng. Càng được xay nhỏ bao nhiêu, yến mạch càng phải được xử lý bấy nhiêu. Quá trình này sẽ làm gia tăng glycemic, bổ sung thêm một lượng calorie nhất định. Ngoài ra, bột yến mạch còn chứa các chất phụ gia và chất tạo ngọt khác. 

Cách khắc phục: Hãy ưu tiên dùng yến mạch thô nguyên chất. Tuy rằng bạn sẽ mất nhiều thời gian pha chế hơn, dạng yến mạch này sẽ đảm bảo được giá trị dinh dưỡng cao nhất. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật