Sư đoàn 337 còn mãi ghi danh

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
22 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn kinh tế - Quốc phòng 337 hy sinh khi làm nhiệm vụ giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả sau mưa lũ tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là tấm gương cao cả, viết tiếp truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Sự hy sinh vì nhân dân của các anh sẽ mãi được người dân biên giới xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cũng như nhân dân cả nước mãi khắc ghi.
Sư đoàn 337 còn mãi ghi danh
Các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 bị sạt lở núi vùi lấp tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Quốc Trì

Ít ai biết được rằng, tại nơi miền biên ải phía Bắc, Sư đoàn 337 (tiền thân của Đoàn kinh tế -Quốc phòng 337) lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, kề vai, sát cánh cùng quân dân biên cương xứ Lạng làm nên những chiến công anh dũng.

Ngày 28-7-1978, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Sư đoàn bộ binh 337 chính thức được thành lập. Ngay sau đó, Sư đoàn được lệnh di chuyển chiến đấu, bảo vệ biên giới phía Bắc. Ngày 24-2-1979, sư đoàn lên đến Lạng Sơn và tổ chức chiến đấu ngay. Từ cuối tháng 2, đầu tháng 3-1979, Sư đoàn 337 đã chiến đấu anh dũng, giành thắng lợi trong chiến dịch phòng ngự tuyến Tu Đồn - Điềm He - Khánh Khê làm tiêu hao, tiêu diệt và chặn đứng quân xâ‌m lượ‌c; đập tan cánh quân vu hồi trên hướng đường 1B, hòng tạo thành thế bao vây, chia cắt nhằm đánh chiếm toàn bộ thị xã Lạng Sơn của địch. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 337 đã dũng cảm, ngoan cường chiến đấu, làm nên chiến thắng Khánh Khê. Cánh cửa thép Lạng Sơn mãi mãi đi vào lịch sử, ghi một mốc son kiêu hãnh của sư đoàn “đã ra quân là đánh thắng”, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Từ đây, sư đoàn vinh dự được mang tên “Đoàn Khánh Khê”.

Hiện nay, tại khu vực đầu cầu Khánh Khê bắc qua con sông Kỳ Cùng tại bản Pa Pách, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn còn có tấm bia chiến thắng của Sư đoàn 337 được khắc đậm dòng chữ “Tại nơi đây, Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân xâ‌m lượ‌c”. Đây không chỉ là nơi ghi dấu ấn chiến công của sư đoàn đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng quân xâ‌m lượ‌c, mà còn là địa điểm giáo dục truyền thống; là nơi hằng năm, những người dân cả nước lại tìm về thắp nén hương thơm gửi tới những anh linh đồng chí, đồng đội đã sống bám đá, chết hóa đá thành bất tử, làm nên bức trường thành bảo vệ vững chắc phên dậu biên cương Tổ quốc.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc, Sư đoàn 337 chuyển về đóng quân tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị và đổi tên thành Đoàn Kinh tế- Quốc phòng 337. Tại đây, Đoàn Kinh tế- Quốc phòng 337 đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ chính trị. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, kết hợp tổ chức lại dân cư, nhằm thực hiện hai mục tiêu giúp dân xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm quốc phòng - an ninh, tạo nên những yếu tố ban đầu cho phát triển kinh tế hàng hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhằm thu hút đồng bào các nơi khác đến định cư. Đồng thời, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Bằng những nỗ lực vượt bậc, trong suốt thời gian đứng chân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Đoàn kinh tế - Quốc phòng 337 đã làm thay da, đổi thịt vùng biên viễn. Những địa danh xa xôi hẻo lánh của tỉnh Quảng Trị như: Chênh Vênh, Khe Gió hay Đồng Ma, A Sóc... những bản làng như Ra Lỳ, Hoong Cốc, Xơ Ri, Mã Lai, Tri, Cuôi, Cát, Trỉa... đã có nhiều khởi sắc. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ kiên trì bám dân, bám bản, cùng ăn, cùng ở, cùng làm để “nắm vững dân tình, hiểu rõ nhân tâm, quyết tâm cải tạo dân sinh, nâng cao dân trí”. Cả một vùng biên giới khó khăn chồng chất đang mang một sức sống mới. Những công trình hạ tầng thiết yếu đã mọc lên.

Đoàn kinh tế - Quốc phòng 337 còn cấp hàng nghìn con giống, cây giống cho nhân dân phát triển kinh tế; hỗ trợ hàng nghìn lượt hộ nghèo, tham gia xóa hàng trăm hộ nghèo. Kết hợp chặt chẽ với các chương trình, dự án của quốc gia và của địa phương, tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Hướng Hóa không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân dân trên địa bàn. Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 thực sự là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân các xã phía Bắc của huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

Trong quá trình giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ, 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 đã bị sạt lở núi vùi lấp vào ngày 18-10-2020, tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Sau khi hoàn tất công tác tìm kiếm, sáng 22-10, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị cùng thân nhân tổ chức trang nghiêm lễ viếng, truy điệu và tiễn đưa 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 về với đất Mẹ. Đây là sự hy sinh to lớn để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân và nhân dân cả nước, đồng thời là nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp được của gia đình và người thân các đồng chí đã hy sinh. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhận công lao, sự hy sinh to lớn của 22 đồng chí, những cán bộ, chiến sĩ quả cảm, sẵn sàng đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. Tinh thần dũng cảm, sự hy sinh anh dũng của các đồng chí đã góp phần tô thắm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam anh hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Cây cầu Khánh Khê (Lạng Sơn), nơi ghi dấu một thời lửa đạn của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 337 và trong tương lai hy vọng sẽ có một nhà bia tại Quảng Trị để tưởng nhớ 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 đã anh dũng hy sinh vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Họ nằm lại vì nhân dân, vì một màu xanh của biên giới thân yêu.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10917
  1. Người dân Quảng Trị nín thở đi dưới khối đá nặng 30 tấn “lộ” ra sau mưa lũ
  2. Hà Giang: La liệt gỗ tự nhiên bị tàn phá để trục lợi
  3. Trao hơn 61 triệu đồng cho thân nhân liệt sĩ Cao Văn Thắng
  4. Cán bộ, nhân dân TX Cửa Lò trang trọng tiễn biệt liệt sỹ Trung tá Phùng Thanh Tùng
  5. Sáng nay 24/10, hàng nghìn người đưa tiễn liệt sỹ Nguyễn Cảnh Trung hy sinh trong quá trình giúp dân
  6. Đô Lương tổ chức lễ an táng Thiếu tá Liệt sỹ Nguyễn Cảnh Trung, hi sinh trong thực hiện nhiệm vụ tại Tỉnh Quảng Trị
  7. Trung Quân và Denis hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của Lê Tuấn Anh - chiến sĩ hy sinh trong vụ sạt lở ở Quảng Trị
  8. Đông đảo nhân dân Đô Lương và đồng đội dự lễ tiễn biệt liệt sỹ - chiến sỹ trẻ Nguyễn Quang Sơn
  9. Lần “về phép” cuối cùng của con, mẹ già đã cạn khô nước mắt
  10. Liệt sỹ Đoàn 337: Buốt lòng hình ảnh những đứa trẻ thơ đội vành khăn tang trắng
  11. Trang trọng lễ an táng 2 liệt sĩ Yên Thành hy sinh ở Quảng Trị
  12. Lần “về phép” cuối cùng của con, mẹ già đã cạn khô nước mắt
  13. Xúc động Lễ viếng, truy điệu ở quê nhà đại tá Lê Văn Quế, 1 trong 22 Liệt sĩ của Đoàn 337
  14. Hàng ngàn người ra đường đón 6 liệt sỹ về với đất mẹ Hà Tĩnh
  15. Liệt sỹ Đoàn 337: “Mẹ giúp con chăm sóc cho vợ và các cháu mẹ nha!”
  16. Vụ 22 quân nhân hy sinh: Bố hứa Tết về sẽ đưa chúng con đi chơi mà!
  17. Hàng nghìn người viếng liệt sỹ Nguyễn Cảnh Trung, xã Thượng Sơn
  18. Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sỹ Trương Văn Thắng
  19. Người vợ liệt sĩ 15 ngày đeo 3 khăn tang ngã quỵ ngày đón chồng về
  20. Nghẹn ngào lễ an táng trung sỹ 20 tuổi hy sinh ở Quảng Trị
  21. Vợ liệt sĩ vụ sạt lở ở Quảng Trị chịu tang chồng trong khu cách ly
Video và Bài nổi bật