Chuyện “cưới vui, tiết kiệm” ở Hưng Yên

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mùa cưới đến, trong khi ở một số nơi vẫn còn tình trạng tổ chức ăn uống linh đình nhiều ngày, bắc rạp lớn tràn xuống lòng đường, loa đài công suất lớn, vừa lãng phí, vừa ảnh hưởng đến xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thì ở xã Thuần Hưng (Khoái Châu) đã và đang có những đám cưới vui, tiết kiệm.
Chuyện “cưới vui, tiết kiệm” ở Hưng Yên
Đám cưới của đôi bạn trẻ Mạnh - Trang ở xã Thủ Sỹ (Tiên Lữ)

Gia đình anh Đào Đức Diện ở thôn 1, xã Thuần Hưng có điều kiện, lại xuất thân từ dòng họ lớn, nhưng vừa qua anh vẫn quyết định tổ chức đám cưới theo hình thức cưới văn minh, cưới tiết kiệm, không thu‌ốc l‌á. Lễ cưới được tổ chức đơn giản, trang trọng. Người đến dự đám cưới ai cũng vui vẻ, những mâm cỗ không quá xa xỉ và đặc biệt là không hề xuất hiện khói thuốc hay bất cứ bao thuốc nào trên bàn tiệc. Đây chỉ là một trong rất nhiều đám cưới theo hình thức cưới vui, tiết kiệm, cưới không hút thu‌ốc l‌á ở xã Thuần Hưng trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Tường Nguyên, Chủ tịch UBND xã Thuần Hưng cho biết: Với quan niệm, cưới xin là việc trọng đại của đời người, trước đây tại xã Thuần Hưng không phân biệt giàu nghèo, nhà ai có đám cưới đều tổ chức ăn uống linh đình. Cùng với đó là những thủ tục rườm rà trong đám cưới như: Chạm ngõ, ăn hỏi, thách cưới… khiến đám cưới từ cuộc vui trở thành gánh nặng về kinh tế cho nhiều gia đình. 

Nhận thấy sự bất cập trên, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, từ năm 2009, xã Thuần Hưng đã cụ thể hóa những nội dung về đám cưới văn minh, tiết kiệm vào quy định của địa phương. 

Theo đó, khi gia đình đến UBND xã đăng ký kết hôn, cán bộ tư pháp và cán bộ văn hóa xã sẽ quán triệt và cùng gia đình ký cam kết với địa phương về các nội dung như: Không sử dụng thu‌ốc l‌á; không sử dụng loa đài ầm ĩ; không mở nhạc quá 21h30; không để xảy ra các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu bia say tại đám cưới; hạn chế làm cỗ linh đình, chỉ trong phạm vi gia đình từ 20 – 30 mâm… 

Hiện nay, 100% đám cưới ở Thuần Hưng không còn tục thách cưới thu‌ốc l‌á, không mời thu‌ốc l‌á trong đám cưới, hạn chế làm cỗ linh đình. Tất cả các đám cưới trong xã, tuy vẫn tổ chức tiệc mặn vào ngày chính tiệc nhưng thành phần dự tiệc chỉ là người trong họ hàng nội, ngoại, bạn bè thân thiết của gia chủ, còn dân làng chỉ đến ăn trầu, uống nước và mừng cho gia chủ vào buổi tối hôm trước. 

Nhờ vậy mà trước đây, bình quân mỗi đám cưới trong làng có đến cả trăm mâm cỗ, thì nay, mỗi đám cưới chỉ còn 20 - 30 mâm, mà các đám cưới vẫn nhận được đầy đủ sự chúc mừng, chia vui của người dân trong làng. Mỗi đám cưới như vậy không chỉ tiết kiệm được từ 3 - 5 triệu đồng tiền thu‌ốc l‌á mà còn tiết kiệm từ 1- 2 triệu đồng tiền thuê nhạc sống, loa nén, giữ không khí vui tươi ở làng quê.

Ông Nguyễn Văn Giang, người dân trong xã Thuần Hưng cho biết: “Trước đây, mỗi khi trong thôn có đám cưới là người già chúng tôi lại một phen đau đầu nhức óc vì tiếng nhạc ầm ĩ suốt đêm. Đến nay thì đám cưới nào cũng vui, tiết kiệm mà văn minh”.

Ở xã Thủ Sỹ (Tiên Lữ), trước kia, nhiều đám cưới được tổ chức đến 2 - 3 ngày, cỗ bàn rình rang. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều đám cưới được tổ chức theo hình thức cưới văn minh, cưới tiết kiệm.

Hỏi chuyện người trong cuộc là chú rể Lương Văn Mạnh và cô dâu Thu Trang ở thôn Tất Viên, họ vừa quyết định tổ chức đám cưới, anh Mạnh chia sẻ: “Chứng kiến nhiều bạn cùng lứa tuy chưa làm được nhiều tiền, vẫn phải dựa vào bố mẹ mà cái gì cũng thích “hoành tráng”. Khi hai chúng tôi đưa ý tưởng tổ chức đám cưới theo nếp sống mới để bàn bạc với gia đình, cha mẹ rồi họ hàng cũng chưa đồng ý, vì lý do cả đời mới có một lần, gia đình không tổ chức đám cưới linh đình thì cũng nên có vài chục mâm để cô dâu – chú rể ra mắt. Sau thời gian chúng tôi kiên trì thuyết phục, mọi người đều vui vẻ đồng ý”. Đám cưới của vợ chồng anh Mạnh chỉ có bánh kẹo, nước chè nhưng diễn ra rất vui vẻ và đầm ấm. 

Ông Lương Văn Tuấn, bố của anh Mạnh cho biết thêm: Gia đình có 3 người con, khi đến tuổi dựng vợ, gả chồng, đều tổ chức đám cưới cho các cháu theo nếp sống mới văn minh, tiết kiệm. Chi phí của đám cưới chỉ khoảng 5 triệu đồng, nhận được sự đồng tình của người thân và người dân trong thôn. 

Theo số liệu của Phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), năm 2017, toàn tỉnh có có 4.780 đám cưới thực hiện nếp sống văn minh. Hiện, toàn tỉnh có trên 500 khu dân cư không sử dụng thu‌ốc l‌á trong đám cưới, tiêu biểu như: Xã Ông Đình, Phùng Hưng, Tân Dân huyện Khoái Châu, xã Quang Hưng (Phù Cừ), xã Phú Thịnh (Kim Động). Toàn tỉnh có trên 700 khu dân cư không tổ chức ăn uống linh đình trong đám cưới, tiêu biểu: Khu dân cư Dâu xã Cẩm Xá (Mỹ Hào); khu dân cư Đông Khu, xã Đức Hợp (Kim Động)... Không còn hiện tượng thách cưới, không tổ chức lễ lại mặt, trường hợp hai gia đình cô dâu và chú rể ở xa tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới cùng một ngày…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật