Tiết lộ chi phí ‘khủng’ đưa hàng ngàn người Việt về nước: 1 chuyến bay có thể đến 10 tỷ đồng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong thời gian qua, VNE là hãng hàng không chủ chốt thực hiện rất nhiều chuyến bay “giải cứu“ công dân về nước trong giai đoạn dịch bệnh. Thế nhưng, hiếm ai biết được, chi phí cho một chuyến bay là con số rất “khủng“!
Tiết lộ chi phí ‘khủng’ đưa hàng ngàn người Việt về nước: 1 chuyến bay có thể đến 10 tỷ đồng
Ảnh chụp màn hình TTO

Xem Video: Chuyến bay đặc biệt đưa 30 người Việt từ vùng tâm dịch Vũ Hán về nước

Thông tin từ Tuổi Trẻ, Hãng hàng không quốc gia VNE vừa tiết lộ khoản chi cho những chuyến bay giải cứu người Việt về nước có thể lên đến 10 tỉ đồng/chuyến.

Theo đó, để thực hiện chuyến bay hồi hương, hãng bay này đã huy động mọi nguồn lực, tính toán các phương án tối ưu vừa bảo đảm sức khỏe cho hành khách vừa giải quyết những tình huống bất thường... 

Do đó, các chuyến bay giải cứu thường có chi phí khá đắt đỏ khi phải lắp đặt thêm nhiều thiết bị y tế hỗ trợ bệnh nhân như máy lọc không khí, máy thở, giường bệnh d‌ã chi‌ến...

VNE thực hiện chuyến bay đưa người Việt về từ Vũ Hán - Ảnh: Internet

Thậm chí, để kịp thời gian giải tỏa hành khách và đúng quy định của các nước như Mỹ, Canada, hãng phải thuê luật sư, đối tác tư vấn làm dịch vụ xin cấp phép bay, có chuyến hãng phải chi tới 700 triệu đồng (khoảng 30.000 USD). 

Hoặc chi trả mức phí phục vụ mặt đất, nạp nhiên liệu... ở mức gấp nhiều lần thông thường. Ví như một chuyến bay từ Mỹ về, hãng đã chi trả hơn 1,4 tỉ đồng cho phục vụ mặt đất, gần 2,2 tỉ đồng phí nhiên liệu và nhiều chi phí khác.

Chưa kể, toàn bộ chiều đi giải cứu là máy bay trống do không khai thác thương mại, chỉ thu tiền vé 1 chiều bay về VN. Nhân lực trở về phải cách ly 14 ngày, một số máy bay sau khi về phải ngừng hoạt động 2-3 ngày để khử trùng, bảo dưỡng...  do đó làm tăng thêm chi phí của hãng.

Phi hành đoàn không ngần ngại lên đường "giải cứu" đồng hương, trong đó có cả các bệnh nhân nhiễm Covid-19 từ Guinea Xích đạo - Ảnh: Internet

Chia sẻ với Báo Online, một lãnh đạo Hãng hàng không Quốc gia cho biết các chuyến bay giải cứu của hãng thực hiện xuyên suốt từ tháng 4 đến nay thể hiện vai trò, nhiệm vụ của hãng. 

Vừa qua, Cục hàng không Việt Nam cũng vừa đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế, bao gồm:

Với Trung Quốc, mở lại đường bay TP.HCM - Quảng Châu với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Trong đó, phía Việt Nam chỉ định Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác linh hoạt bằng máy bay B787 (343 ghế) vào thứ hai hằng tuần. Phía Trung Quốc chỉ định 1 hãng hàng không khai thác bằng máy bay A320 tối đa 200 ghế.

Với Nhật Bản, Cục Hàng không đề xuất nối lại đường bay Hà Nội - Tokyo và TP.HCM - Tokyo với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Vietnam Airlines/Pacific Airlines phối hợp khai thác linh hoạt đường bay Hà Nội - Tokyo bằng máy bay B787 (343 ghế) vào ngày thứ ba hằng tuần. Vietjet Air khai thác đường bay TP.HCM - Tokyo bằng máy bay A321 (240 ghế) vào ngày thứ ba hằng tuần.

Đường bay đến Hàn Quốc, đề xuất Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác đường bay Hà Nội - Seoul với tần suất 1 chuyến/tuần bằng máy bay B787. Vietjet khai thác đường bay TP.HCM - Seoul bằng máy bay A321.

Đường bay đến Đài Bắc (Đài Loan) cũng sẽ do Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác đầu TP.HCM bằng máy bay B787 và Vietjet khai thác đầu Hà Nội bằng máy bay A320.

Nếu được thông qua, đường bay Campuchia sẽ bay lại với tần suất 1 tuần/chuyến, do Vietnam Airlines khai thác gồm đường bay Cần Thơ - Phnom Penh (Campuchia) (khai thác bằng máy bay A321).

Với đường bay Lào, Cục Hàng không hiện chưa nhận được xác nhận trả lời, trong trường hợp phía Lào nhất trí với phương án đề xuất của Việt Nam về tần suất, nhưng đề nghị kết nối Hà Nội, lượng khách tối đa dự kiến nhập cảnh Hà Nội là 350 khách/tuần.

Với kế hoạch khai thác như trên, dự kiến số lượng hành khách nhập cảnh hằng tuần vào khoảng 5.000 khách

Học sinh Đà Nẵng đi học lại từ 14-9, riêng mầm non, tiểu học từ 21-9

Chiều 10-9, UBND TP Đà Nẵng có chỉ đạo về việc tiếp tục chuyển trạng thái áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Trong đó, đối với hoạt động dạy và học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố thực hiện như sau:

Các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên bắt đầu đi học lại từ ngày 14-9.

Ảnh minh họa: Internet

Các trường cao đẳng, đại học; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: hiệu trưởng, thủ trưởng các trường, cơ sở đào tạo quyết định ngày đi học lại của học sinh, sinh viên, học viên trên cơ sở hướng dẫn của bộ, ngành chủ quản phải từ ngày 14-9 trở đi.

Các nhóm trẻ, trường mầm non, trường tiểu học; các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, các trung tâm tư vấn du học, các cơ sở dạy thêm, học thêm... bắt đầu đi học lại từ ngày 21-9.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chương trình khai giảng năm học mới ngày 5-9 vừa qua tại Đà Nẵng được tổ chức online. Sau đó học sinh bước vào năm học mới và học trực tuyến.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật