Lào Cai xin hỗ trợ 651 tỷ làm sân bay Sa Pa

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong tổng số gần 1.200 tỷ được dự tính xin từ ngân sách đầu tư sân bay Sa Pa, Lào Cai xin trung ương hỗ trợ hơn 60%.
Lào Cai xin hỗ trợ 651 tỷ làm sân bay Sa Pa
Phối cảnh CHK Sa Pa - Lào Cai vừa được Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch xây dựng

Xem Video: Đất nền sân bay Long Thành: Đừng dại mà “ôm”!

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa đề nghị Bộ KH-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí 651 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021–2015 cho dự án PPP xây dựng cảng hàng không Sa Pa mà địa phương này đóng vai trò là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Khoản kinh phí 651 tỷ đồng mà UBND tỉnh Lào Cai xin hỗ trợ dự kiến được dùng để xây dựng đường trục kết nối vào cảng; khu quản lý điều hành bay; san tạo một phần khu bay…

Văn bản của Lào Cai gửi Bộ KH-ĐT nói rõ, khoản hỗ trợ này nằm ngoài định mức kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021–2025 mà ngân sách Trung ương phân bổ cho địa phương.

Số tiền 543 tỷ đồng còn lại sẽ được Lào Cai đứng ra huy động để đảm bảo tính khả thi của phương án tài chính, chủ yếu là để phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Trước đó, năm 2019, UBND tỉnh Lào Cai xin xây dựng Cảng hàng không Sa Pa với quy mô sân bay dân dụng cấp 4C. Tổng vốn đầu tư gần  5.779 tỷ đồng (không bao gồm chi phí  xây lắp, trang thiết bị của quốc phòng).

Đến năm 2020, UBND tỉnh Lào Cai trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Sa Pa với tổng mức đầu tư gần 4.200 tỷ đồng, giảm khoảng 1.700 tỷ đồng so với đề xuất năm 2019.

Trong đó, vốn Ngân sách địa phương dự tính chi gần 1.200 tỷ đồng.

Dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Chỉ ra ba lý do, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH KTQD Hà Nội cho rằng đề xuất trên lãng phí, chỉ phục vụ nhà giàu, giới đại gia.

Theo đó, lý do thứ nhất vị chuyên gia đề cập là vị trí địa lý không thuận lợi, khoảng cách giữa sân bay Sa Pa với các sân bay trung tâm quá gần.

Thứ hai, giao thông đường bộ thuận lợi, thời gian di chuyển ít, chi phí rẻ, trong khi đường hàng không chi phí quá cao mà thời gian chờ đợi tương đương.

Thứ ba, không có tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội, nhất là du lịch xanh, du lịch bền vững theo hướng thu hút khách sang, khách nước ngoài.

Từ lý do trên, vị chuyên gia cho rằng, Lào Cai thay vì phát triển hàng không, nên tập trung hiện địa hóa đường bộ, tập trung đầu tư nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường sắt cao tốc sẽ hiệu quả mà phù hợp với điều kiện của kinh tế, xã hội của Lào Cai hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật