Bạc Liêu: Trồng cây dại cứ đồn thổi như là thuốc quý, hết ‘cơn sốt hầm hập’ dân lại buồn như trấu cắn

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vào năm 2018, trái nhàu “sốt” giá, thương lái săn lùng mua cả trái già lẫn non, thậm chí còn mua cả lá. Thấy việc thu lợi từ trái nhàu khá cao nên nhiều hộ dân ở các vùng nông thôn trong tỉnh Bạc Liêu, nhất là ở khu vực huyện Hồng Dân đua nhau trồng loại cây này.
Bạc Liêu: Trồng cây dại cứ đồn thổi như là thuốc quý, hết ‘cơn sốt hầm hập’ dân lại buồn như trấu cắn
Ông Hồ Văn Bồ, ấp Lái Viết Ngọn, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu buồn bã bên vườn nhàu đang sai trái. Ảnh: T.Q

Xem Video: Nông dân trẻ làm giàu nhở trồng nhàu

//

Nhàu là loại cây hoang dại, dễ trồng, được biết đến như một loại dược liệu và được thương lái thu mua với giá cao giúp nhiều nông dân có nguồn nhập thu khá. 

Sau một thời gian “ăn nên làm ra”, đến giữa năm 2019, trái nhàu đột ngột giảm giá khiến những hộ đầu tư trồng nhàu đứng ngồi không yên.

Vào năm 2018, trái nhàu “sốt” giá, thương lái săn lùng mua cả trái già lẫn non, thậm chí còn mua cả lá. 

Thấy việc thu lợi từ trái nhàu khá cao nên nhiều hộ dân ở các vùng nông thôn trong tỉnh Bạc Liêu, nhất là ở khu vực huyện Hồng Dân đua nhau trồng loại cây này. 

Thời điểm đó, thương lái đến tận nhà mua trái nhàu với giá từ 15 - 17.000 đồng/kg. Tuy nhiên đến giữa năm 2019, trái nhàu rớt giá thảm hại, thậm chí không ai mua.

Sau nhiều năm trồng gừng, đến năm 2019, thấy gừng không còn hiệu quả, trong lúc đó trái nhàu được giá nên ông Hồ Văn Bồ (ấp Lái Viết Ngọn, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) quyết định đầu tư trồng 500 gốc nhàu. 

Sau 8 tháng trồng, cây nhàu bắt đầu cho trái, đợt đầu ông thu hoạch được 400kg, thương lái thu mua trái tươi với giá 6.000 - 8.000 đồng/kg và thu hoạch liên tục. 

Tuy nhiên từ đầu năm 2020, thương lái mua giá chỉ còn 2.500 đồng/kg, đến tháng 5/2020 chỉ còn 1.500 đồng/kg và kể từ đó đến nay không còn ai thu mua, nên ông Bồ bỏ mặc trái nhàu rụng đầy gốc.

Cùng cảnh ngộ với gia đình ông Bồ, mấy tháng qua ông Trần Văn Xem (ấp Ninh Thành, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) cũng đứng ngồi không yên khi đầu tư trồng 1.000 gốc nhàu, đến khi thu hoạch thì chẳng tìm được đầu ra.

Rễ, trái và cả lá nhàu đều là thảo dược quý đối với các loại bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, xương khớp, tim mạch, phong thấp…Trái nhàu có thể điều chế thành nhiều loại sản phẩm: Nước cốt nhàu, viên nhàu, bột nhàu, xà bông trái nhàu…

Tuy nhiên, các sản phẩm này chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường xuất khẩu bị đứt đoạn, trong khi nhu cầu sử dụng trong nước không nhiều khiến trái nhàu rớt giá thê thảm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật