Tam Hiệp có thể dính lệnh trừng phạt của Mỹ

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lầu Năm Góc đã công bố thêm 11 công ty Trung Quốc hoạt động dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng nước này, có thể sẽ bị Mỹ trừng phạt.
Tam Hiệp có thể dính lệnh trừng phạt của Mỹ
Nhà điều hành đập Tam Hiệp của Trung Quốc vào danh sách nghi ngờ của Lầu Năm Góc.

Ngày 28/8, Lầu Năm Góc đã công bố thêm 11 công ty Trung Quốc được cho là thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội nước này.

Trong danh sách này có những cái tên đáng chú ý, là những Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng như: Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC); Học viện Công nghệ Thiết bị phóng Trung Quốc (CALT); Công ty China Spacesat; Tập đoàn Mạng lưới Truyền thông Thống nhất Trung Quốc; Tập đoàn Điện tử Trung Quốc (CEC); Tập đoàn Kỹ thuật Hóa học Quốc gia Trung Quốc (CNCEC); Tổng công ty hó‌a chấ‌t Quốc gia Trung Quốc (ChemChina); Tập đoàn Sinochem; Tập đoàn Xây dựng Nhà nước Trung Quốc; Tổng công ty Xây dựng và Kỹ thuật Hạt nhân Trung Quốc (CNECC), Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc.

Quy mô và phạm vi hoạt động của các công ty do Bộ Quốc phòng nêu tên rất khác nhau, từ Huawei đến Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc - công ty tham gia nhiều vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Các chỉ định của Lầu Năm Góc không phải là lệnh trừng phạt. Tổng thống có thể căn cứ vào danh sách này để ban bố các lệnh trừng phạt, trong đó có thể bao gồm việc phong tỏa tất cả tài sản của các bên được liệt kê trong danh sách.

Mới đây, ông Patrick Manning, Chủ tịch American for Limited Goverment (ALG) đã thúc giục các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ hủy đăng ký 31 công ty Trung Quốc, trong đó có Tập đoàn Tam Hiệp, mà Lầu Năm Góc chỉ định là thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc.

“Lầu Năm Góc đã chỉ định thêm 11 công ty Trung Quốc thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc. Thông báo này được đưa ra sau thông báo của Lầu Năm Góc hồi tháng 6 nêu tên 20 công ty do quân đội Trung Quốc kiểm soát” - tuyên bố của Chủ tịch ALG đăng trên website chính thức của tổ chức phi chính phủ này cho hay.

Ông Manning kêu gọi các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ phải hủy đăng ký của tất cả 31 công ty nằm trong danh sách được Lầu Năm Góc đưa ra.

“Tất cả các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ có bất kỳ công ty nào trong số 31 công ty được liệt kê trong danh sách, cần phải hủy đăng ký chúng ngay lập tức.

Các nhà quản lý danh mục đầu tư và các nhà quản lý quỹ chỉ số có trách nhiệm loại bỏ các công ty này khỏi các khoản đầu tư của họ.

Người Mỹ không muốn vốn hoá những tổ hợp công nghiệp quân sự của Trung Quốc và những quỹ tương hỗ bao gồm các khoản đầu tư của Trung Quốc đã vô tình khiến các nhà đầu tư Mỹ ở các công ty này quay lưng lại đánh bại Mỹ” - tuyên bố nhấn mạnh.

Ông Patrick Manning ca ngợi "nỗ lực liên tục của Bộ Quốc phòng Mỹ" trong việc xác định các công ty Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ; coi đây là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ và quan trọng nhất là bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ khỏi vướng vào những công ty rủi ro và nguy hiểm này.

Ông Manning nhấn mạnh: “Danh sách mới nhất này chỉ ra sự nguy hiểm trong các khoản đầu tư của Mỹ vào tài sản của Trung Quốc.

Các nhà đầu tư Mỹ đã vô tình vốn hoá những công ty Trung Quốc trên quỹ thị trường mới nổi, trong khi những công ty này nằm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đạt được năng lực quân sự để thách thức quốc gia của chúng ta”.

ALG vốn là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tập trung vào trách nhiệm tài khoá, cải cách quy định và minh bạch của Mỹ. Lời kêu gọi
 
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về danh sách 11 công ty bị trừng phạt mới nhất.

Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã đưa 24 công ty Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, bao gồm cả Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc, vào danh sách trừng phạt thương mại. Lệnh trừng phạt thương mại cấm các công ty Mỹ xuất khẩu sản phẩm đến các thực thể trong danh sách mà không có giấy phép của chính phủ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc (MOFA) đã bác bỏ cáo buộc quân sự hóa Biển Đông của Mỹ, cho rằng việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc liên quan đến một số dự án xây dựng trái phép của nước này ở Biển Đông là không công bằng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật