Quản chặt hàng tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, vận chuyển độc lập

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một trong những chỉ đạo quan trọng của Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn tại cuộc họp đánh giá kết quả công tác tháng 7, triển khai nhiệm vụ tháng 8 là tiếp tục quản lý chặt chẽ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (TNTX), gửi kho ngoại quan, hàng vận chuyển độc lập… theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Quản chặt hàng tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, vận chuyển độc lập
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: T.Bình.

Kiên định "mục tiêu kép”

Chiều 4/8, Tổng cục Hải quan tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả công tác tháng 7, triển khai nhiệm vụ của tháng 8. Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn chủ trì cuộc họp.

Phát biểu chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ trong tháng 8 và thời gian tới, Tổng cục trưởng yêu cầu toàn ngành thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại cuộc họp trực tuyến đánh giá kết quả công tác tháng 7, triển khai nhiệm vụ của tháng 8 của Bộ Tài chính (ngày 4/8).

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn cũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm.

Trước tiên, toàn ngành cần tiếp tục quán triệt, thực hiện hiệu quả đồng thời hai nhiệm vụ: tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan; phòng, chống buôn lậu.

Xác định việc thực hiện được đồng thời cả hai nhiệm vụ trên là thách thức không nhỏ, do đó, Tổng cục trưởng đề nghị mỗi CBCC phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

“Không được vin vào thực hiện yêu cầu tạo thuận lợi thương mại mà để lọt các lô hàng vi phạm, ngược lại cũng không được lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, chống buôn lậu để cố tình gây khó dễ cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trường hợp nào cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm”- Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh.

Mặt khác, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đang xuất hiện trở lại nhiều diễn biến phức tạp, Tổng cục trưởng yêu cầu toàn ngành tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách.

Đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm Pháp Luật cần tiếp tục khẩn trương hoàn thành theo tiến độ. Quá trình xây dựng văn bản Pháp Luật cần chú trọng nhiều hơn tính khả thi trong thực tiễn, đảm bảo chặt chẽ theo từng đối tượng quản lý, không đưa ra các quy định mang tính chất chung chung…

Về công tác chống buôn lậu, hiện nay, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và tội phạm m‌a tú‌y… đều có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, do đó, các đơn vị phải tăng cường thu thập, nắm bắt thông tin, dự báo tình hình và đề ra kế hoạch, biện pháp đấu tranh hiệu quả.

Đặc biệt, cần tiếp tục tăng cường quản lý chặt chẽ hàng hóa kinh doanh TNTX, gửi kho ngoại quan, hàng vận chuyển độc lập, chuyển cửa khẩu… theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến thực hiện Đề án tái thiết kế hệ thống CNTT, Tổng cục trưởng chỉ đạo Cục CNTT và Thống kê hải quan tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan trong ngành và thuộc Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương trong tháng 8 này để sớm triển khai các nhiệm vụ liên quan tiếp theo.

Đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19, Tổng cục trưởng chỉ đạo toàn ngành triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng, chống theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan chức năng.

Tang vật trong vụ bắt giữ 120 kg m‌a tú‌y ngày 30/7. Ảnh: Lê Thu.

Dầu thô, Covid-19 kéo giảm số thu ngân sách

Về kết quả công tác nổi bật tháng 7, số thu ngân sách toàn ngành đạt 25.039 tỷ đồng.

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt 174.603 tỷ đồng, bằng 51,7% dự toán, bằng 49,2% chỉ tiêu phấn đấu, giảm 16,7% so với tháng 7/2019.

Theo Tổng cục Hải quan, một số nguyên nhân chính dẫn đến giảm thu như: thời điểm xây dựng dự toán, giá dầu thô được dự báo đạt 60 USD/1 thùng, tuy nhiên, 6 tháng đầu năm giá dầu thô xuống dưới 35 USD/1 thùng.

Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn tới giao thương hạn chế, nhu cầu hàng hóa sụt giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Liên quan đến công tác chống buôn lậu, sau khi Chính phủ nới lỏng giãn cách xã hội và thực hiện các biện pháp kíc‌h thí‌ch phát triển kinh tế, cho phép mở lại các cửa khẩu phụ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có dấu hiệu gia tăng.

Tháng 7, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, xử lý tổng số 1.081 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 111,884 tỷ đồng; số thu ngân sách đạt 67,118 tỷ đồng.

Trong đó, cơ quan Hải quan khởi tố 4 vụ; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 10 vụ.

Mặt hàng vi phạm chủ yếu gồm: đường cát, thu‌ốc l‌á, bia, sữa bột, tân dược, mỹ phẩm, đồ điện tử mới, gia cầm, sản phẩm gia cầm, sừng động vật…

Đáng lo ngại là hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất m‌a tú‌y diễn ra rất phức tạp có chiều hướng tăng hơn so với tháng trước.

Đặc biệt tuyến hàng không bưu điện đã phát hiện nhiều vụ việc vận chuyển m‌a tú‌y lớn, trong khi khu vực biên giới như các tỉnh Điện Biên, Nghệ An, Tây Ninh… tình hình vận chuyển trái phép các chất m‌a tú‌y qua biên giới vào Việt Nam vẫn rất nóng và thủ đoạn của các đối tượng hết sức tinh vi và số lượng m‌a tú‌y bị bắt giữ lớn…

Điển hình, đêm 30/7, lực lượng Công an, Hải quan, Biên phòng phối hợp bắt giữ 16 đối tượng, thu giữ 120kg m‌a tú‌y đá, ketamin, thu‌ốc lắ‌c; 19 bánh heroin trong đường dây vận chuyển trái phép m‌a tú‌y xuyên quốc gia từ Campuchia qua các khu vực cửa khẩu biên giới Tây Nam về tập kết TPHCM tiêu thụ, thuộc đường dây người Trung Quốc, Hàn Quốc điều hành.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật