Tăng cầu từ đa dạng kênh phân phối

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi đáng kể hành vi của người tiêu dùng, gây tác động nhiều tới hoạt động DN, nhất là DN bán lẻ và phân phối. Vì thế, tận dụng tối đa các kênh phân phối sẽ giúp DN vượt qua trở ngại.
Tăng cầu từ đa dạng kênh phân phối
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi đáng kể hành vi của người tiêu dùng. Ảnh: ST

Theo nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, dịch Covid-19 đã tạo nên sự thay đổi về hành vi người tiêu dùng, như về chi tiêu, kênh mua bán, sự ưu tiên giữa các mặt hàng… Cụ thể, theo điều tra của Công ty này, 65% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe. Cùng với đó, 59% người tiêu dùng mua hàng nội địa - con số này đang tăng lên khi tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, theo Nielsen, tại Việt Nam, kênh bán hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, với 85% thị phần ngành tiêu dùng đến từ kênh này. Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương cho biết, trong khi tỷ lệ hàng Việt Nam tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt hơn 90%, thì đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt Nam tại các chợ, cửa hàng tiện lợi mới chỉ chiếm trên 60%.

Những vấn đề trên cho thấy, các DN trong nước đang có sự “lơ là” với kênh truyền thống như chợ, đại lý, tạp hóa… trong khi đây lại là kênh tiêu dùng chủ yếu của đại đa số đối tượng ở nông thôn, đối tượng thu nhập trung bình và thấp… Chính vì thế, để tối ưu hóa hoạt động của các DN, tăng sự hiện diện của hàng Việt, các DN cần đa dạng kênh phân phối, xác định đúng thị trường mục tiêu.

Chuyên gia của Nielsen cho rằng, việc xác định những cửa hàng trọng yếu để tái cấu trúc sự đầu tư là cách để có thể tối đa hóa doanh thu cho DN. Vì thế, về hoạt động phân phối, các DN cần hướng vào đúng thị trường mục tiêu với mô hình phân phối tối ưu, cùng với đó là xác định mức giá hợp lý, chiến lược khuyến mãi, quảng bá hiệu quả…

Bên cạnh sự nỗ lực tìm ra chiến lược đúng đắn của DN, để hỗ trợ DN, các cơ quan quản lý cũng cần phải có chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống chợ hiện đại hơn, xây dựng các chương trình giao thương, quảng bá thương hiệu cho hàng Việt tại các kênh truyền thống. Tận dụng tối đa và hợp lý các kênh phân phối sẽ là cách tốt nhất để tăng lượng cung – cầu hàng hóa trong nước, giúp DN duy trì tốt hoạt động khi tình hình dịch bệnh đang làm cản trở nhiều hoạt động giao thương quốc tế.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật