‘Drama’ học sinh bị phê bình vì đi học sớm: phụ huynh không sai, cô giáo và nhà trường không sai, chúng ta sai

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tưởng như drama dài kỳ học sinh bị phê bình vì đi học sớm đang dần lắng xuống thì mới đây lại có thêm một ‘plot twist’ khét lẹt đến từ vị trí của mẹ cháu bé. Ơ thế hình như là cả phụ huynh và phía nhà trường đều không sai, là chúng ta sai?
‘Drama’ học sinh bị phê bình vì đi học sớm: phụ huynh không sai, cô giáo và nhà trường không sai, chúng ta sai
VCô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau.

Xem Video: Bị đứng cổng trường giữa trưa nắng vì… đi học sớm

Người mẹ đã thừa nhận những gì trong clip là đúng sự thật nhưng bà không cố ý dàn dựng để bôi xấu nhà trường. Bà cũng khẳng định không đăng cô giáo hay Sao đỏ đuổi con ra cổng, là dân mạng suy diễn mà thôi, còn dân mạng thì đang hoang mang tột độ với những ’’cú twist’’ liên tiếp trong câu chuyện này.

Tại sao cộng đồng mạng nhảy dựng lên chửi nhà trường và cô giáo khi sự việc còn chưa sáng tỏ?

Khi mới dấy lên việc học sinh bị phê bình vì đi học sớm, nhiều người đã nhảy dựng lên chửi cô giáo, nhà trường đến cả nền giáo dục. Từ góc độ làm cha mẹ, ai chẳng xót con. Nhỡ một ngày nạn nhân lại là con mình thì sao? Phải lên án mạnh vào chứ!

Có phải cái đám đông nhạ‌y cả‌m quá mức ấy đã mất niềm tin vào ngành giáo dục rồi không? Sau những vụ bê bối chấn động cả dư luận. Như vụ việc cô giáo tiểu học ở Hải Phòng bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng vì nói chuyện trong lớp. Cô giáo ở Quảng Ngãi bắt các học sinh trong lớp tát một nam sinh đúng 231 cái tát vì tội nói tục, khiến nam sinh đó phải nhập viện. Vụ án Gateway vẫn còn đó nỗi đau. Hay vụ hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú ở Phú Thọ dâ‌m ô bệnh hoạn với nam sinh dưới 16 tuổi khiến dư luận không khỏi rùng mình kinh hãi.

cô giáo phạt nam sinh 231 cái tát.

Từ bê bối B.H, dâ‌m ô đến gian lận thi cử, ngành giáo dục nhiều năm qua đã mất điểm trầm trọng. Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có hàng trăm bài thi ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình bị phát hiện gian lận điểm thi. Những bị cáo khi đứng trước vành móng ngựa vẫn một mực kêu oan hoặc tỏ ra không biết gì khiến dư luận bức xúc. Điều này khiến ngành giáo dục bị lũng đoạn, những người có thực tài phải cạnh tranh với con nhà ‘rich kid’ bỏ tiền tỉ ra mua điểm, gây bất công trong xã hội.

Gian lận điểm thi khiến dư luận bức xúc.

Trong những sự vụ bê bối đó, có mấy ai dám đứng ra làm người hùng chống tiêu cực? Hãy nhìn tấm gương thầy Đỗ Việt Khoa. Năm 2006, thầy Khoa một mình đứng ra tố cáo gian lận thi cử ở trường THPT Phú Xuyên A, Hà Tây cũ. Kết quả thế nào? Thầy bị lãnh đạo trường trù giập, bôi nhọ và tẩy chay một cách có hệ thống, 4 năm liền thầy không được tăng lương, bị cô lập triệt để.

Thầy Khoa từng 2 lần tự ứng cử làm Đại biểu Quốc hội để mong có tiếng nói hơn nhưng cả 2 lần đều không thành do chỉ nhận được 0% phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc. Năm 2008, thầy Khoa còn bị 2 bảo vệ của trường THPT Vân Tảo cùng 2 tên xã hội đen đến nhà riêng đánh đập dằn mặt và cướp tài sản, cảnh cáo thầy không được can thiệp vào những sai phạm của nhà trường. Đến năm 2010, thầy Khoa phải xin thôi việc vì không thể chịu đựng nổi sự trù dập của lãnh đạo các cấp.

Thầy Đỗ Việt Khoa, người hùng ngành giáo dục.

Nhìn vào tấm gương của người hùng Đỗ Việt Khoa mới thấy, một mình chống lại những tiêu cực của cả một hệ thống chẳng khác gì châu chấu đá voi. Ngành giáo dục năm nào cũng xuất hiện tiêu cực, sai phạm nên dư luận bất bình phải lên tiếng. Và sau quá nhiều lần bức xúc thì niềm tin cũng bị bào mòn dần.

Người mẹ gian dối, lươn lẹo hay lời kêu cứu tuyệt vọng của những con người yếu thế?

Sau những vụ tiêu cực không được xử lý thỏa đáng, một số phụ huynh bắt đầu dùng ‘luật rừng’ để đối phó, từ B.H thân thể, tinh thần đến những thủ đoạn ‘gài’ rất tinh vi. Hồi đầu năm 2018, một giáo viên tiểu học ở Long An bắt học sinh quỳ gối đã nhận ngay sự trừng phạt của phụ huynh với yêu cầu tương tự. Tháng 3/2018, một cô giáo mầm non ở Nghệ An đang mang thai vẫn phải quỳ gối do phụ huynh nghi ngờ đánh con mình. Tháng 12/2018, một phụ huynh ở Bạc Liêu đã vào tận trường học chửi mắng và quay clip đăng lên mạng xã hội, xúc phạm thầy cô giáo vì con gái bị mất quần.

Giáo viên bị phụ huynh bắt phạt quỳ.

Tinh vi hơn, mới đây một phụ huynh ở Bình Thuận đã lên mạng xã hội tố cô giáo mầm non cào cấu, tát thẳng mặt con mình. Sau khi cô giáo và nhà trường trích xuất camera an ninh, chứng minh sự trong sạch của mình, phụ huynh trên cũng lặng lẽ xóa bài và không một lời xin lỗi.

Cô giáo bị phụ huynh bôi nhọ.

Thế nên khi lộ ra clip người mẹ tạo bằng chứng giả việc con đứng phơi nắng thì gió lại đảo chiều. Đám đông lại chia phe tranh cãi. Người thì cho rằng người mẹ xảo quyệt, dối trá, biết dùng thủ đoạn để dắt mũi đám đông. Kẻ lại chống cằm suy tư, có lẽ phải bất lực đến mức nào người mẹ mới làm vậy.

Rõ ràng bà Mai Thị Mùi – người mẹ trong câu chuyện này không có máu mặt hay gia thế khủng để trừng phạt cô giáo, gây sức ép lên nhà trường. Bà chỉ là một người phụ nữ yếu thế, nhà nghèo, mẹ góa con côi. Thế nhưng, bà đã biết lợi dụng một thứ vũ khí sắc bén là sức mạnh của dư luận. Đằng sau cô giáo còn có nhà trường, có các cơ quan đoàn thể trong ngành. Đằng sau người phụ nữ này lại chẳng có ai chống lưng nên bà buộc phải dựa vào dư luận.

Bà Mùi bị tố ngụy tạo chứng cứ.

Bà có thủ đoạn, lươn lẹo không? Không chắc! Bà đổ tội và bôi xấu nhà trường thì được gì khi con bà vẫn còn đang học ở đó. Dù sao thì việc cô giáo chụp ảnh phê bình những học sinh đi học sớm gây ồn ào là có thật. Bà Mùi chỉ thêm thắt một vài tình tiết kèm chiếc ảnh hai mẹ con tự biên tự diễn ngoài cổng trường để đẩy câu chuyện lên cao trào. Chỉ tại bức xúc quá nên bà mới làm vậy.

Nhưng, người ta không bao giờ nên lấy cái sai này để chống lại một cái sai khác. Vì bà đã thừa nhận mình nói dối, nên sau này dù bà có nói gì người ta cũng hoài nghi. Để được người ta thương thì phải đóng vai nạn nhân, mình nghèo, mình khổ, mình bị chèn ép, và tuyệt đối đừng bao giờ để lộ việc mình nói dối.

Và rồi sau tất cả, bà Mùi lại chốt bằng cú ‘twist’ không thể gắt hơn: ‘Tôi không đăng cô giáo đuổi cháu ra cổng trường, mà là dân mạng suy diễn ra thôi. Tôi cũng không bảo là sao đỏ đuổi ra cổng trường’.

Cộng đồng mạng bỗng ngã ngửa, chưa biết ai đúng ai sai để còn biết đường mà chửi thì cuối cùng lại thành ra phụ huynh không sai, cô giáo và nhà trường cũng không sai, chúng ta mới là người sai à?

Vậy cuối cùng là ‘chúng ta’ sai?

Pha lật kèo cực gắt của phụ huynh khiến toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối trở nên mông lung như một trò đùa, cả văn bản kết quả buổi làm việc trước đó cũng như một trò đùa nốt. Mà câu chuyện này ngay từ ban đầu đã là một vở bi hài kịch rồi, ai cũng cố diễn thật tròn vai. Nhà trường thì nghiêm túc, cô giáo thì mẫu mực, phụ huynh trở thành nạn nhân. Vậy thì chẳng có ai sai cả.

Cộng đồng mạng đang lót dép hóng kịch hay thì bất ngờ bị ’’gọi hồn’’, trở thành nhân vật quan trọng không thể thiếu trong vở bi hài kịch này, vì tất cả là do cộng đồng mạng tự suy diễn. Đúng là bà Mùi chỉ nói cô giáo phê bình vì con đến sớm, bà không hề khẳng định cô giáo hay Sao đỏ đuổi con ra trường đứng thật.

Ờ, vậy là chúng ta sai thật rồi.

Ảnh minh họa

Vậy thì tại sao đến khi lộ clip bà Mùi mới nói điều này? Vậy bức ảnh con đứng phơi nắng tự dàn dựng là có ý gì? Có phải bà muốn mọi chuyện trở nên mập mờ, để dân mạng tha hồ suy diễn, bới móc, chỉ trích nhà trường, để bà lèo lái dư luận, tranh thủ sự ủng hộ? Giờ bà quay ra tuyên chiến với cả cộng đồng mạng thì còn ai bênh vực cho bà nữa?

Trong mọi cuộc chiến thì nhất định phải có người đóng vai kẻ ác. Có lẽ, chính bà Mùi cũng không lường trước được câu chuyện ngày càng bị đẩy đi xa như thế này, nên đâm lao thì phải theo lao.

Người tổn thương nhất vẫn là học sinh.

Tất cả chúng ta đều sai. ‘Chúng ta’ không chỉ bao gồm cộng đồng mạng mà với ý nghĩa rộng, bao hàm cả xã hội này. Từ một ‘vở kịch’ nhỏ suy rộng ra thì ai cũng có phần sai của mình trong đấy. Cô giáo sai vì cách phê bình học sinh chưa được tế nhị. Nhà trường sai vì cách làm việc cứng nhắc cùng biên bản buổi làm việc mang nặng tính màu mè, hình thức.

Người mẹ sai vì quá bức xúc mà đã nói dối, ngụy tạo bằng chứng. Cộng đồng mạng cũng không ít kẻ hùa theo đám đông mà chửi, gió chiều nào thì ngả theo chiều đó, lúc thì chửi nhà trường, lúc lại chỉ trích bà mẹ. Và cũng không ít kẻ thêm thắt, thêu dệt khiến câu chuyện trở nên tam sao thất bản.

Cuối cùng - ‘end game’ thì người mẹ vẫn phải chấp nhận thỏa hiệp, cho con ăn bán trú để tránh thị phi. Nhà trường giải quyết bằng việc tạo điều kiện cho học sinh đến sớm. Tuy nhiên những lùm xùm trong ngành giáo dục, những cuộc chiến giữa phụ huynh với giáo viên có lẽ sẽ vẫn còn tiếp diễn.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10645
  1. Mẹ bé lớp 1 ở Hải Phòng xin dân mạng ngừng chia sẻ để sống yên bình
  2. Hải Phòng: Trường học bố trí chỗ nghỉ cho học sinh đến lớp sớm như thế nào?
  3. Em bé đội nắng cổng trường: Hãy khép lại sự việc, đôi co thêm là tàn nhẫn với bé
  4. Mẹ bé gái lớp 1 đứng nắng trước cổng trường ở Hải Phòng thừa nhận dàn cảnh chụp ảnh
  5. Mẹ của học sinh lớp 1 trần tình về clip con đứng cổng trường trời nắng
  6. Xuất hiện clip nghi dàn dựng cháu bé lớp 1 đứng giữa trời nắng ở Hải Phòng: Chủ camera lên tiếng
  7. Xác minh clip người mẹ dàn cảnh con bị bắt đứng ở cổng trường
  8. Vụ học sinh đứng nắng vì đi học sớm: Phụ huynh đưa con ra cổng trường chụp ảnh
  9. Vụ HS lớp 1 bị phê bình vì đến trường sớm: Xuất hiện clip nghi mẹ dàn cảnh cho con đứng trước cổng trường chụp
  10. Lộ diện clip dàn dựng cháu bé lớp 1 đứng giữa trời nắng ở Hải Phòng
  11. ‘Cầu xin’ được chấm dứt mọi chuyện, mẹ của bé gái lớp 1 tỏ bày: ‘Để mẹ con được sống bình yên’
  12. Học sinh phải đứng nắng vì đi sớm: Nên bỏ sao đỏ?
  13. Phụ huynh học sinh phải đứng ngoài cổng trường do đi học sớm ‘xin được sống bình yên’
  14. Vụ học sinh đứng nắng vì đi học sớm: UBND TP Hải Phòng kết luận “do học sinh tự ý ra cổng trường đứng”
  15. Vụ bé đứng nắng vì đi học sớm: Bất ngờ mới
  16. Kết luận nói bé gái tự ra cổng đứng, người mẹ phản đối: ‘Con kêu sợ cô giáo, tinh thần chưa ổn’
  17. Gia cảnh nghèo khó của học sinh đi học sớm bị cô giáo phê bình
  18. Bà mẹ phản đối kết luận ‘bé lớp 1 ra ngoài cổng trường’
  19. Vụ học sinh lớp 1 phải đứng ngoài cổng trường: Nhiều cái sai từ một cái sai
  20. Hải Phòng yêu cầu các trường tiểu học bố trí nơi đón học sinh đi học sớm
  21. Chuyên gia: Trẻ đi học sớm đáng lẽ nên tuyên dương, còn phê bình ‘thật nực cười’
Video và Bài nổi bật