Thiếu nữ bị ép B.hoa vào đại học để đổi đời, nhưng Covid-19 ập tới

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dịch bùng phát khiến nhà trọ đóng cửa, không còn chỗ cư trú, Destiny mất niềm tin vào cuộc sống mới mà cô đang nỗ lực làm lại sau khi thoát khỏi quá khứ bị ép B.hoa.
Thiếu nữ bị ép B.hoa vào đại học để đổi đời, nhưng Covid-19 ập tới
Destiny Moura đã vượt qua tuổi thơ bấp bênh và quá khứ bị ép B.hoa, để đi học, mong một cơ hội đổi đời. dịch bệnh đã khiến khu nhà ở của cô đóng cửa, tương lai của Destiny giờ đây đầ

Destiny Moura trở thành nạn nhân nạn bó‌c lộ‌t tìn‌ּh dụ‌ּc từ năm 14 tuổi. Những năm tháng sống quanh những kẻ môi giới và buôn người đặt dấu chấm hết cho tuổi thơ nhiều sóng gió của Destiny. Mọi chuyện sẽ còn tiếp diễn nếu Destiny không quyết tâm làm lại đời mình, và cuối năm ngoái, cô trở thành sinh viên trường Mahattan Community College.

Hành trình đó đã đem đến cho cô gái trẻ nhiều phần thưởng xứng đáng cả về tinh thần và vật chất - Destiny yêu thích khóa học của mình và những người cô gặp. Cô thậm chí còn yêu thích việc đến trường hàng ngày từ nhà tình thương đang cho cô tá túc. Vào tháng 1, thông qua Dự án Ký túc xá, Destiny nhận được món quà đáng giá nhất - một căn phòng tại khách sạn ở khu Midtown Manhattan, New York, nơi cô sống chung cùng vài sinh viên khác.

Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Khác với căn hộ của gia đình cô ở khu Bronx, nơi cô phải chứng kiến cảnh nghiện ngập suốt ngày, mái ấm mới yên tĩnh và thanh bình với hướng nhìn về phía tòa nhà Empire State. Thế nhưng, niềm vui nhà mới ngắn chẳng tày gang, khi Covid-19 càn quét những khu nhà tập thể khắp thế giới, Destiny chẳng còn nơi nào để đi.

Quay trở về khu nhà tình thương ở Pleasantville không phải giải pháp dài hạn khả thi. Destiny tròn 21 tuổi vào tháng 6 tới - độ tuổi mà hầu hết người cư trú buộc phải rời khỏi các nhà chăm sóc theo quy định của New York. Bắt đầu cuộc sống trưởng thành giữa thời điểm dịch bệnh chỉ làm phức tạp thêm những thách thức vốn có khi chuyển từ cuộc sống trong nhà chung sang tự lập, một hành trình mà nhiều khi chỉ dẫn tới một kết quả đáng buồn: thất nghiệp và vô gia cư.

“Ngay cả những người trẻ với những kế hoạch chắc chắn cho cuộc đời mình sau khi rời nhà chung dường như cũng đang chứng kiến chúng bốc hơi mất”, Kerr Moles, giám đốc điều hành của CASA, một tổ chức các tình nguyện viên giúp đỡ trẻ em trong các nhà tình thương, chia sẻ. Nhiều thanh niên dưới 20 tuổi thậm chí còn có con, khiến họ gặp nhiều nguy hiểm hơn cả.

Sự bùng phát của dịch bệnh đã làm trật đường ray một hệ thống phúc lợi trẻ em theo nhiều cách đáng lo ngại. Nó tách rời những trẻ em cần theo dõi đặc biệt khỏi các giáo viên và người điều phối, những người có nhiệm vụ báo cáo khi B.H xảy ra; buộc những tòa án gia đình cho trẻ chưa thành niên chuyển sang xét xử trực tuyến và chỉ thực hiện trong những trường hợp khẩn thiết; tạm dừng những chuyến thăm con của nhiều bà mẹ đang nỗ lực lấy lại quyền nuôi con.

Và ngay cả với những người đang rời khỏi hệ thống chăm sóc này, bi kịch cũng là không thể tránh khỏi. Chỉ có hai ngày để rời khu nhà, Destiny cuối cùng gói ghém quay về căn nhà cũ, căn hộ một buồng ngủ mà cô chia sẻ với bố mình, một người nghiện rượu và em gái ông trước khi cô vào nhà nuôi dưỡng lúc 17 tuổi.

“Điều khiến tôi rất đau lòng về tình hình của Destiny là cô ấy đã làm việc rất chăm chỉ và sau đó lại quay về xuất phát điểm chỉ vì lỗi mà cô ấy không gây ra”, Rachel Lloyd, người sáng lập GEMS, một tổ chức giúp đỡ các cô gái bị bó‌c lộ‌t tìn‌ּh dụ‌ּc, nói . “Tôi đã thấy sự tự tin nơi cô ấy đang đi xuống rất mạnh”.

Chuyển từ ở trong nhà chung sang tự lập là một hành trình phức tạp mà nhiều khi chỉ dẫn tới một kết quả đáng buồn: thất nghiệp và vô gia cư. Ảnh minh họa: Reuters.

Trong lần đầu tiên tác giả bài viết nói chuyện với Destiny, cô trông vẫn phấn chấn và tràn trề hy vọng. “Tôi biết tôi không nên ở nơi này”, cô nói. Nhưng chỉ một ngày sau, gương mặt cô đã trở nên xa cách và ẩn chứa nỗi tuyệt vọng.

Khi Lloyd trò chuyện cùng những cô gái mà cô giúp đỡ trên Zoom, cô có thể nghe thấy tiếng hét trong vọng ra từ nhà Daisy. “Những cô gái khác trong nhóm đều cổ vũ, ‘Cố lên Desie; bạn làm được mà’. Nhưng cô ấy dập máy, và trở lại điểm xuất phát”.

Tương lai bấp bênh

Destiny sống xa mẹ, người dành cả đời bên m‌a tú‌y. Dì Destiny từng nói một ngày nọ, mẹ cô mang cô tới trong một lần ghé thăm và không bao giờ quay lại. Khi học lớp sáu, cô bị bắt nạt ở trường. Năm lớp 9, cô bị đuổi khỏi trường học vì gây gổ. Sau đó Destiny tiếp tục chuỗi ngày chuyển trường liên miên, không nơi nào khiến cô thấy hứng khởi muốn đến lớp.

Những tiện nghi của cuộc sống bán thân trở nên lớn hơn những gì mà một mái nhà đem lại. Thu nhập từ mạ‌ּi dâ‌ּm đã giúp cô mua nhiều thứ. Ở nhà tôi bị bỏ mặc; tôi cần tiền”, cô nói. “Rất nhiều phụ nữ bán thân cảm thấy ổn với chuyện đó và họ giống như những người mẹ đối với tôi”. Phải mất một thời gian dài cô mới nhận ra mình đã sai. Mỗi lần chuyển trường, Destiny đều nói: “ Tôi hi vọng lần này sẽ tỉnh ngộ”.

Không lâu trước sinh nhật thứ 19, giây phút cô thức tỉnh đã đến. Nhận thức được thực trạng của mình đã khiến cô quyết tâm làm lại. “Một hay hai tháng liền tôi ở trong cùng một căn phòng tồi tàn, ngồi ghế sau của cùng những con người ấy. Tôi chưa từng thấy mình thế này. Tôi cần cho bản thân một cơ hội xứng đáng”.

Với Destiny, cuộc sống bán thân từng cho cô nhiều thứ hơn những gì mà một mái nhà đem lại. Ảnh minh họa: Getty Images.

Destiny đã cố gắng thay đổi, từng bước một. Cô gọi nhân viên xã hội, rời bỏ khu Bronx, tuân thủ những nguyên tắc ở nhà chung, lấy bằng trung học và ghi danh vào cao đẳng. “Tôi vẫn đang chiến đấu với nửa kia trong con người mình, nhưng mỗi ngày mới tôi lại cố gắng và cố gắng”, Destiny nói. “Tôi tự yêu lấy mình, dậy sớm mỗi ngày và ngủ đủ ban đêm”.

Với những người có điều kiện hơn cô, ít người trong số họ thực sự hiểu việc phải trưởng thành ở tuổi 21. Trên khắp đất nước, trong những tuần gần đây, sinh viên ngồi trong phòng riêng thay vì tới trường, tham gia học từ xa, trong khi cha mẹ nướng bánh hoặc cá hồi và giặt hộ quần áo.

Destiny sẽ tham dự phiên tòa gia đình trong vài tuần tới. Cô hi vọng sẽ tìm được một mái nhà đón cô về - cô cần một mái ấm ổn định, cần được niềng răng - và giờ đây Destiny không chắc điều này sẽ xảy ra. “Tôi không có con, không có thai, không phá thai”, cô nói. “Tôi đã thay đổi 180 độ và giờ tôi muốn mình được ai đó chăm lo”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10606
  1. Việt Nam - Nhật Bản nhất trí từng bước nới lỏng hạn chế đi lại
  2. Nga chính thức cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19
  3. Mặc bikini bên trong đồ bảo hộ để cổ vũ y tá chống dịch Covid-19
  4. Nga có ‘ngày chết chóc’ kỷ lục, TT Putin nói đã qua đỉnh dịch Covid-19
  5. Mỹ phát lệnh cấm nhập cảnh mới
  6. Gần 5,5 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
  7. Thi thể chồng chất vì Covid-19 thúc đẩy giải pháp ‘giường quan tài’
  8. Trang nhất với 1000 cáo phó, New York Times gây chấn động làng báo thế giới
  9. Lãnh đạo CDC Trung Quốc chấp nhận chỉ trích về ứng phó virus corona
  10. Công nhân dệt may châu Á khốn đốn vì Covid-19
  11. Đeo khẩu trang nói lời thề ở ‘kinh đô đám cưới’ Las Vegas
  12. Bắc Kinh dọa đáp trả Washington vì Covid-19
  13. Chuyên gia: Hơn 1 triệu người Mỹ có thể chết vì COVID-19 trong năm 2020
  14. Mỹ treo cờ rủ tưởng nhớ gần 100.000 người chết vì COVID-19
  15. WHO mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc
  16. Nga cáo buộc Mỹ cố gắng ‘phá vỡ’ WHO
  17. Mỹ: Chuyên gia nói bị sa thải vì không sửa số liệu COVID-19
  18. Ca hiếm ở Mỹ, gần xuất viện bác sĩ mới xác nhận nhiễm COVID-19
  19. Uống thuốc sốt rét, ông Trump nói ‘quyền của mỗi người’
  20. Chạy xe gần 1.000 km để hớt tóc trong mùa COVID-19
  21. Đại diện Mỹ - Trung đấu khẩu gay gắt tại cuộc họp của WHO
Video và Bài nổi bật