Không có tiền bắt xe, cha ’cắn răng’ dãi nắng, gánh 2 con nhỏ đi bộ ròng rã 160km để về quê

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bị từ chối trả lương do những khó khăn trong đại dịch Covid-19, lâm vào bước đường cùng, người đàn ông khốn khổ quyết định gánh 2 con đi bộ 160km về quê. Thương quá, thế giới ngoài kia còn biết bao nhiêu con người khổ cực.
Không có tiền bắt xe, cha ’cắn răng’ dãi nắng, gánh 2 con nhỏ đi bộ ròng rã 160km để về quê
Ảnh minh họa

Xem Video: Bữa cơm của công nhân mất việc vì dịch Covid-19 

Báo dẫn nguồn từ trang Hindustan Times cho biết, vài tháng trước, anh Tudu (huyện Mayurbhanj, bang Odisha) cùng vợ và 3 con đến làm việc trong một lò gạch ở huyện Jaipur (Ấn Độ), cách quê nhà 160 km. Tudu được tính công theo ngày. Nhưng Covid-19 lan đến, người chủ đóng cửa lò gạch và từ chối trả tiền công cho anh.

Tiêu hết số tiền tiết kiệm ít ỏi trong vài ngày, gia đình anh chọn cách về quê. Tuy nhiên, không có tiền, họ đành đi bộ. Cô con gái lớn 6 tuổi có thể đi bộ cùng mẹ, nhưng hai con trai 4 tuổi và 2 tuổi rưỡi thì không. Tudu đành tự làm quang gánh để quảy hai con, cùng với đồ đạc về nhà suốt 160km dưới trời nắng như lửa đốt 

Người đàn ông gồng gánh 2 cậu con trai đi bộ suốt 7 ngày liên tục về làng. Ảnh Vietnamnet

Họ ăn đồ khô, trên đường đi phải nghỉ rất nhiều lần vì mệt và đau nhức. Anh chia sẻ: “Vì không có đủ tiền, chúng tôi quyết định đi bộ về làng. Cả gia đình phải đi bộ 7 ngày trước khi có thể về đến làng vào tối ngày 15/5. Đôi khi có một chút đau đớn, mỏi nhừ hai bên vai khi gánh 2 đứa con nhưng tôi không còn cách nào khác”.

Tối 15/5, họ đã trở về làng và bị giữ lại tại khu cách ly, nhưng không được cung cấp thức ăn. Cả gia đình sẽ phải ở đây 21 ngày và tiếp tục tự cách ly ở nhà một tuần theo quy định của bang Odisha.

Ngày 16/5, chủ tịch huyện Mayurbhanj, ông Debashish Mohanty cho biết đã sắp xếp để gia đình Tudu và những người trong khu cách ly có thực phẩm.

Trước đó, câu chuyện một người đàn ông ngồi bật khóc nức nở bên vệ đường vì không thể về khi con trai mất đã khiến nhiều người nhói lòng. 

Cụ thể, ngày 11/5, Atul Yadav - nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Press Trust of India (Ấn Độ) - chia sẻ bức ảnh một người đàn ông vừa nghe điện thoại, vừa ngồi khóc bên đường.

Ông bố bật khóc khi nghe tin con trai qua đời ở quê nhà - Ảnh: Zing

Dù không rõ câu chuyện phía sau, vẻ đau khổ, bất lực trên gương mặt người đàn ông khiến ai nấy chạnh lòng. Sau đó, chủ nhân bức ảnh cho biết người đàn ông tên Ram Pukar Pandit (38 tuổi), là một lao động nhập cư sống ở Nawada. Khoảnh khắc được ghi lại khi Pandit nhận được cuộc điện thoại từ vợ ở quê nhà Bihar, báo tin cậu con trai một tuổi mới qua đời, Báo đưa tin từ Gulfnews.

"Vài tuần nay, tôi đã bắt gặp nhiều câu chuyện đau lòng về các lao động nghèo ở thành phố lớn và hình ảnh một người đàn ông ngồi khóc cũng không làm tôi thấy quá ngạc nhiên. Nhưng không hiểu sao khi đó, tôi đã khóc theo anh ấy", Yadav chia sẻ.

Khi Yadav tiến tới hỏi chuyện, Pandit chỉ tay về phía xa và nói: "Tôi muốn về đó". "Đó" có nghĩa là quận Begusarai, thuộc bang Bihar, cách nơi họ đang đứng khoảng 1.200 km.

Yadav cho Pandit một ít bánh quy và nước, trình bày với phía cảnh sát cho người đàn ông được đặc cách qua chốt kiểm dịch để về nhà.

Ấn Độ đã thực hiện lệnh phong tỏa với 1,3 tỷ dân - Ảnh: Internet

Khi lệnh phong tỏa ở Ấn Độ có hiệu lực, nhiều người lao động nhập cư đã đi bộ, đạp xe hoặc nhảy lên bất kỳ phương tiện nào có thể để trở về nhà.

Câu chuyện củaanh Tudu hay Pandit chỉ là một trong số nhiều hoàn cảnh khó khăn của những người lao động nghèo đang cố rời các thành phố lớn do dịch bệnh. Nhiều người đã mất mạng do tai nạn, thiếu đồ ăn và nhiều nguyên nhân khác.

Tính đến nay, 1,15 triệu người bị kẹt tại các tiểu bang của Ấn Độ đã về được nhà. Bang Odisha ghi nhận 737 trường hợp dương tính với virus corona, trong đó 600 người là lao động nhập cư.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật