Nước Pháp trong ngày đầu ra khỏi tình trạng phong tỏa

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hôm nay, ngày 11-5, nước Pháp bước ra khỏi tình trạng phong tỏa kéo dài suốt hai tháng qua. Các cửa hàng và doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại trừ các hoạt động công chúng khác như du lịch, văn hóa, thể thao. Đường phố đông xe hơn nhưng nhịp độ cuộc sống chưa thể trở lại như trước khi dịch bùng phát.
Nước Pháp trong ngày đầu ra khỏi tình trạng phong tỏa
Đường vành đai Paris không xảy ra tình trạng tắc đường trong ngày đầu hết lệnh phong tỏa. (Ảnh: AFP)

Hàng loạt cửa hàng quần áo, hoa, hiệu sách cũng như cắt tóc đã mở cửa trên toàn quốc. Còn học sinh từ cấp 1 trở xuống sẽ trở lại trường từ ngày 12-5 nhưng với số lượng hạn chế từ 15 học sinh và 10 trẻ mẫu giáo trong một lớp. Các biện pháp chống dịch được áp dụng nghiêm ngặt tại những cơ sở kinh doanh và giáo dục.

Việc nối lại hoạt động ở Pháp diễn ra theo lộ trình mở cửa dần dần. Đây là giai đoạn 1 sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và sẽ kéo dài tới ngày 2-6. Chính phủ Pháp đã khẳng định rằng, biện pháp ngăn chặn sẽ được áp dụng trở lại nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm cao.

Sáng 11-5, phát biểu trên kênh truyền hình BFM, Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire cho biết: Nước Pháp đang bước vào một thế giới mới, với quyết tâm khôi phục nền kinh tế đồng thời tiếp tục nỗ lực khống chế bệnh dịch Covid-19. Tất cả các lĩnh vực kinh tế cần trải qua một giai đoạn thích ứng, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp rào cản chống dịch.

Theo Bộ trưởng Bruno Le Maire, giai đoạn tới sẽ có rất nhiều thách thức đối với các lĩnh vực kinh tế, không chỉ phải thúc đẩy sự hồi phục, mà còn tránh nguy cơ lây nhiễm hiện còn ở mức cao tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đề cập tới việc trợ cấp thất nghiệp tạm thời, Bộ trưởng Lao động Muriel Pénicaud cho biết, hiện có 12,2 triệu người hưởng chế độ này, trong đó có 60% thuộc lĩnh vực kinh tế tư nhân. Nhà nước sẽ xem xét và giảm thời gian hưởng lương thất nghiệp vì hiện đã có các điều kiện để khôi phục hoạt động. Chỉ có một số lĩnh vực nhất định như khách sạn và nhà hàng chưa được mở cửa trở lại mới tiếp tục hưởng hỗ trợ từ ngân sách.

Theo kết quả thăm dò do viện CSA công bố, có tới 70% nhân viên doanh nghiệp và văn phòng muốn duy trì việc làm từ xa vì còn lo ngại di chuyển trong giai đoạn hiện nay. Nhiều người cũng thừa nhận rằng, chất lượng công việc giảm trong hai tháng qua, không có sự hỗ trợ hay tương tác cần thiết để nâng cao hiệu quả. Hơn nữa, một số còn gặp khó khăn về vấn đề sức khỏe và tâm lý do phải "ở nhà" suốt một thời gian dài.

Theo thống kê của Bộ Y tế Pháp công bố tối ngày 10-5, có thêm 70 ca t‌ử von‌g và là mức thấp nhất kể từ khi có lệnh phong tỏa vào ngày 17-3. Số người được điều trị trong bệnh viện tiếp tục giảm nhưng số mắc Covid-19 hằng ngày vẫn ở mức cao.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran ước tính, tỷ lệ lây nhiễm ở Pháp hiện ở mức 0,6. Như vậy virus đang ở giai đoạn suy giảm nhưng rất có thể lây lan mạnh trở lại trong thời gian nới lỏng lệnh phong tỏa. Vì vậy, các biện pháp ứng phó đã được chuẩn bị như khả năng tiến hành tới 700 nghìn xét nghiệm/tuần cũng như phương án truy tìm tất cả những người tiếp xúc với ca mắc Covid-19 để cách ly kịp thời.

Các quán bar, cà-phê hay nhà hàng tiếp tục đóng cửa cho tới khi có lệnh mới. Người dân có thể di chuyển tự do trong khoảng cách 100km, được tụ tập nhưng không quá 10 người. Dù vậy, các quan chức y tế vẫn đề nghị những người ở các vùng bị ảnh hưởng nặng nề hạn chế di chuyển tới những nơi ít có dịch.

Cảnh sát kiểm tra một hành khách đi tàu không đeo khẩu trang theo quy định. (Ảnh: AFP)

Tờ Le Monde dẫn lời người phụ trách Văn phòng Kiến trúc Wilmotte cho biết, các biện pháp chống dịch được thực hiện nghiêm ngặt tại nơi làm việc. Tại tòa nhà văn phòng, nước sát trùng có sẵn ở ngay lối vào. Việc đo nhiệt độ cũng được tiến hành để "trấn an" những người đến làm việc ở nơi có rất đông người ra vào hằng ngày. Dù vậy, các văn phòng ở đây cũng như nhiều nơi khác tại Paris thực hiện việc nối lại hoạt động theo lộ trình dần dần, chỉ có 10-15% trong những ngày đầu tiên.

Tại Paris, số lượng người di chuyển không quá đông trong ngày đầu tiên. Các tuyến đường chính vào Paris không có cảnh tắc đường. Hành khách trên các phương tiện công cộng thực hiện quy định bắt buộc đeo khẩu trang. Một nhân viên hệ thống tàu điện ngầm cho biết, không có tình trạng đổ dồn tới các bến tàu trong ngày đầu tiên. Nhân viên được huy động tối đa để bảo đảm việc duy trì khoảng cách và đeo khẩu trang.

Tình trạng chen chúc đã xảy ra tại bến tàu điện ngầm Gare du Nord ở phía bắc Paris. (Ảnh: Laura Varlet)

Dù vậy, tình trạng đông người, chen chúc và không tuân thủ quy định giữ khoảng cách 1m an toàn đã xảy ra tại một số bến tàu ở phía bắc Paris. Những hình ảnh trên truyền hình và mạng xã hội làm nhiều người lo ngại về nguy cơ lây nhiễm trong những ngày tới.

Ngành du lịch và nhà hàng còn đóng cửa cho tới đầu tháng 6 nên đường phố ở Paris cũng như nhiều thành phố lớn trên toàn nước Pháp chưa thể trở lại không khí sôi động như trước. Theo kết quả thăm dò của viện IFOP công bố ngày 11-5, 53% số người được hỏi nói rằng họ quan tâm tới vấn đề sức khỏe hơn là hậu quả kinh tế do dịch Covid-19.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10606
  1. Việt Nam - Nhật Bản nhất trí từng bước nới lỏng hạn chế đi lại
  2. Nga chính thức cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19
  3. Mặc bikini bên trong đồ bảo hộ để cổ vũ y tá chống dịch Covid-19
  4. Nga có ‘ngày chết chóc’ kỷ lục, TT Putin nói đã qua đỉnh dịch Covid-19
  5. Mỹ phát lệnh cấm nhập cảnh mới
  6. Thiếu nữ bị ép bán dâm vào đại học để đổi đời, nhưng Covid-19 ập tới
  7. Gần 5,5 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
  8. Thi thể chồng chất vì Covid-19 thúc đẩy giải pháp ‘giường quan tài’
  9. Trang nhất với 1000 cáo phó, New York Times gây chấn động làng báo thế giới
  10. Lãnh đạo CDC Trung Quốc chấp nhận chỉ trích về ứng phó virus corona
  11. Công nhân dệt may châu Á khốn đốn vì Covid-19
  12. Đeo khẩu trang nói lời thề ở ‘kinh đô đám cưới’ Las Vegas
  13. Bắc Kinh dọa đáp trả Washington vì Covid-19
  14. Chuyên gia: Hơn 1 triệu người Mỹ có thể chết vì COVID-19 trong năm 2020
  15. Mỹ treo cờ rủ tưởng nhớ gần 100.000 người chết vì COVID-19
  16. WHO mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc
  17. Nga cáo buộc Mỹ cố gắng ‘phá vỡ’ WHO
  18. Mỹ: Chuyên gia nói bị sa thải vì không sửa số liệu COVID-19
  19. Ca hiếm ở Mỹ, gần xuất viện bác sĩ mới xác nhận nhiễm COVID-19
  20. Uống thuốc sốt rét, ông Trump nói ‘quyền của mỗi người’
  21. Chạy xe gần 1.000 km để hớt tóc trong mùa COVID-19
  22. Đại diện Mỹ - Trung đấu khẩu gay gắt tại cuộc họp của WHO
Video và Bài nổi bật