Phải ở mãi trong nhà thật bức bối nhưng đâu phải ai cũng được ở nhà

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ đô Rome vốn là điểm đến mơ ước của dân du lịch nay hóa “thành phố ma”. Trên các con đường vốn tấp nập giờ chỉ còn lại những người vô gia cư không có nơi để về.
Phải ở mãi trong nhà thật bức bối nhưng đâu phải ai cũng được ở nhà
Người ăn xin ngồi một mình giữa quảng trường Piazza dei Crociferi ở Rome hôm 21/3. Ảnh: New York Times.

Làm thế nào để rửa tay mà không có bồn rửa? Tích trữ thực phẩm mà không có tiền? Hoặc ở tại chỗ khi không có nhà? Tổ chức từ thiện ở thủ đô của Italy đang đấu tranh đòi quyền lợi cho người vô gia cư.

Không thể cách ly

Truyền thông Italy nhiều tuần qua truyền đi thông điệp tới người dân: hãy ngồi trong nhà. Đó cũng là khoảng thời gian đầy khó khăn với hàng nghìn người vô gia cư ở Rome. Việc tránh xa đường phố với họ dường như là không thể.

“Thông điệp này ở trong nhà đối với người vô gia cư là điều không thể. Họ không thể tuân thủ vì không có nơi nào để đi”, bà Francesca Zuccari, điều phối viên phụ trách các dịch vụ cho những người cực kỳ nghèo khổ của tổ chức từ thiện Community of St. Egidio, nói về 8.000 người đang bơ vơ trước đại dịch trên những con đường vắng tanh của Rome.

“Vấn đề là họ là những người dễ bị tổn thương nhất và cũng là những người tiếp xúc với nhiều người nhất”, bà Zuccari nói, theo New York Times.

Đến nay, Italy đã ghi nhận hơn 156.000 ca nhiễm Covid-19, gần 20.000 ca t‌ử von‌g, cao thứ hai thế giới. Chính phủ Italy đã đưa ra một loạt biện pháp hà khắc nhằm hạn chế người dân ra đường và tham gia hoạt động công cộng trong nỗ lực chặn đứng sự lây lan của virus corona.

Đối với người dân Italy bình thường, những hạn chế này là rất khó khăn kể từ thời Thế chiến II. Tuy nhiên, hơn cả thế, nó là điều xa xỉ đối với những người dân nghèo nhất đất nước.

Làm thế nào để rửa tay mà không có bồn rửa? Tích trữ thực phẩm mà không có tiền? Hoặc ở tại chỗ khi không có nhà? Một loạt câu hỏi mà người vô gia cư chưa thể trả lời.

Không thể xin tiền

Mặc dù nhà ăn và những nơi trú ẩn cho người vô gia cư ở Rome vẫn mở, nhưng các “nguồn thu nhập không chính thức khác” như tiền ăn xin đã bị ngắt. Việc đóng cửa các quán bar, nhà hàng vô tình khép lại cánh cửa nhà vệ sinh của họ.

“Công dân liên tục được nhắc nhở rửa tay”, bà Zuccari nói. “Còn người vô gia không có nơi nào để rửa”.

“Cơn địa chấn” dịch bệnh đã càn quét những dịch vụ cơ bản trong cuộc sống của những ai sinh sống trên đường phố. Hơn cả là họ đang bị đói.

Người ăn xin trú ẩn dưới đường ray tàu ở Rome. Ảnh: New York Times.

Ba ngày một tuần, người nghèo có thể thưởng thức bữa ăn nóng ở nhà ăn từ thiện do tổ chức St. Egidio chuẩn bị ở cung điện trung tâm thủ đô. Những ngày khác, các tình nguyện viên cung cấp suất cơm tối tại các khu vực tập trung người vô gia cư. Ví dụ, các nhà ga chính ở Rome. Trung bình mỗi tuần, tổ chức này phát khoảng 2.500 hộp cơm.

“Các suất ăn đang tăng lên do nhu cầu tăng lên. Nhưng đó cũng là một cách để mọi người biết rằng họ không bị bỏ rơi”, bà Zuccari cho biết.

Vào một buổi chiều gần đây, con phố Trastevere vốn tấp nập người qua kẻ lại với các nhà hàng nổi tiếng của Italy, im ắng lạ thường. Chỉ có vài người lang thang trên đường. Điểm đến của họ là nhà ăn từ thiện.

“Vì phải giữ khoảng cách với nhau, nên số người có thể ăn trong nhà ăn bị giảm. Vì vậy, tổ chức từ thiện mở cửa lâu hơn để mọi người đều có thể ăn”, bà Zuccari từ tổ chức Community of St. Egidio cho biết.

Tổ chức từ thiện St. Egidio

St. Egidio thành lập năm 1968 là một hiệp hội Công giáo ra đời để trợ giúp các dịch vụ xã hội. Ban đầu, nó xuất thân từ một nhóm sinh viên quyết định đứng lên giúp đỡ người nghèo. Bà Zuccari đã tham gia hơn 40 năm trước.

“Lúc đó tôi còn rất trẻ”, bà Zuccari nhớ lại khi đó khoảng 70.000 người sống trong các khu ổ chuột ở Rome.

Bà cho biết mặc dù cuộc sống khó khăn hơn nhưng số suất ăn đã giảm trong vài tuần qua. “Việc di chuyển trong thành phốbị ảnh hưởng. Những người vô gia cư thậm chí đang bị cảnh sát chặn lại. Vì vậy, họ rất sợ”.

Những người vi phạm luật kiểm dịch của Rome đối mặt với mức phạt khoảng 220 USD và tối đa 3 tháng tù giam.

Người vô gia cư sống nương nhờ các tổ chức từ thiện. Ảnh: Wanted in Rome.

Nhiều người vô gia cư đã đi đến gần Vatican. Ở đó, các tổ chức từ thiện của Giáo hoàng sẽ phân phát đồ ăn và bố trí vòi hoa sen gần Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Các tổ chức từ thiện đã kêu gọi quyên tiền. St. Egidio cần thêm tiền để mua khẩu trang, đồ ăn và nước rửa tay khô.

Nhiều tình nguyện viên của St. Egidio đã lớn tuổi. Họ làm việc trong các nhà bếp hoặc phân phát đồ ăn.

Vào một buổi tối gần đây, một vị khách 34 tuổi xưng là Arturo đã đến nhà ăn của St. Egidio. Anh nói: “Đây là một thảm họa. Có rất nhiều người đau khổ vì nó”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10569
  1. Italy, Áo mở lại một số cửa hàng dù dịch vẫn căng thẳng
  2. COVID-19 Ý: Sáng thêm mỗi ngày, y tế-kinh tế chỏi vụ phong tỏa
  3. Người chết do nCoV tại Italy vượt 20.000
  4. Italia vượt mốc 20.000 người tử vong vì Covid-19
  5. Số ca tử vong ở Italy vì COVID-19 vượt mốc 20.000 người
  6. Gần 20.000 ca tử vong vì Covid-19 ở Italia, châu Âu có gần 1 triệu ca bệnh
  7. Đức: Lần đầu tiên số người khỏi bệnh COVID-19 nhiều hơn số người nhiễm
  8. Gia đình - niềm tự hào của Italy, trở thành điểm yếu trước Covid-19
  9. Giữa khó khăn ở Italy, mafia phân phát thức ăn để mở rộng địa bàn
  10. Italy gia hạn phong tỏa
  11. Italy gia hạn lệnh phong tỏa đến 3/5, hơn 30.000 bệnh nhân hồi phục
  12. Đức ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày cao kỷ lục
  13. Italy tăng cường kiểm soát hoạt động đi lại trong dịp Lễ Phục sinh
  14. COVID-19 Ý: Ca nhiễm, tử vong tăng lại, 100 bác sĩ đã qua đời
  15. Hơn 18.200 người chết, Italia tính kéo dài lệnh phong tỏa
  16. 100 bác sỹ tử vong tại Italy vì dịch COVID-19
  17. Phần Lan thất vọng với 2 triệu khẩu trang Trung Quốc không đạt chuẩn
  18. Bệnh nhân COVID-19 nhỏ tuổi nhất của Italy được xuất viện
  19. Hơn 17.600 người chết vì Covid-19 tại Italia
  20. Thủ tướng Italy bác đề nghị nới lỏng các hạn chế phong tỏa do dịch COVID-19
  21. Các doanh nghiệp khẩn cầu mở cửa trở lại, Italy tiến thoái lưỡng nan
Video và Bài nổi bật