Vaccine đã thay đổi nền y học thế giới ra sao?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vaccine ra đời giúp loại trừ đậu mùa, chặn nhiều dịch bệnh nguy hiểm, giảm tỷ lệ t‌ử von‌g ở trẻ em và ngăn ngừa khuyết tật suốt đời.
Vaccine đã thay đổi nền y học thế giới ra sao?
tiêm vaccine giúp phòng nhiều bệnh như sởi, cúm, viêm màng não... thậm chí cả những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như SARS, MERS, Ebola. Ảnh: Daily Beast.

Nhờ có vaccine mà hàng triệu người được cứu sống mỗi năm. Khi cả thế giới đối mặt với Covid-19, vaccine phòng ngừa virus SARS-CoV-2 đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm.  

Đậu mùa là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử, với tỷ lệ t‌ử von‌g từng là 30% trên tổng số ca nhiễm. Trước khi tìm ra phương pháp chữa trị và phòng ngừa, ở một số nơi, đậu mùa đã giết chết hơn 10% dân số. Tỷ lệ t‌ử von‌g còn cao hơn đối với trẻ em khi cứ ba trẻ mắc bệnh có một bé chết.

Chủng ngừa chống bệnh đậu mùa cho người tên Variolation xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc vào thế kỷ 16. Variolation được đúc kết dựa trên việc gây nhiễm một bệnh nhân bằng một vật liệu (vảy hoặc mủ) từ người nhiễm đậu mùa.

Những người khỏe mạnh sẽ tiếp xúc hoặc hít các vật nhiễm này. Các bác sĩ hy vọng rằng, người mới nhiễm này, tình trạng bệnh sẽ đỡ nặng hơn những người đầu tiên. Sau khi hồi phục, c‌ơ th‌ể họ tự hình thành cơ chế miễn dịch với bệnh đậu mùa và không mắc bệnh nữa. Tại thời điểm đó, không ai hiểu rõ cách thức và lý do tại sao phương pháp này lại hiệu quả. Song, Variolation được cho là quá mạo hiểm khi có những người đã khỏi bệnh nhưng một số lại không qua khỏi.

Variolation bỗng trở thành "xu hướng" chữa trị tại châu Âu vào năm 1721 và được chứng thực bởi một nữ quý tộc người Anh tên Mary Wortley Montagu. Tuy nhiên, phương pháp này đã vấp phải sự phản đối của công chúng vì làm cho 2-3% số người nhiễm bệnh chết sau khi tiêm chủng. Tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn khi ổ dịch dần hình thành tại châu lục này.

Chủng ngừa tiếp theo, an toàn hơn và xuất hiện sau Variolation, được phát triển và nghiên cứu bởi nhà vật lý học người Anh tên Edward Jenner vào thế kỷ 18. Khi điều trị bệnh nhân tại một vùng nông thôn ở Anh, Edward đã phát hiện những người phụ nữ làm nghề vắt sữa bò miễn nhiễm với bệnh đậu mùa.

Cụ thể, sau khi tìm hiểu, Edward nhận ra rằng một số người tiếp xúc nhiều với bò đã bị lây nhiễm bệnh đậu mùa ở bò. bệnh này có triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa ở người nhưng nhẹ hơn, hiếm khi gây t‌ử von‌g và thường khởi phát ở bò. Ông đã bắt tay vào nghiên cứu về quá trình lây nhiễm và miễn dịch này. Một loạt các thí nghiệm được tiến hành. Nghiên cứu của Edward Jenner được xem là sự ra đời của miễn dịch học, liệu pháp vaccine và sức khỏe phòng ngừa.

Năm 1796, Edward tiêm vaccine đậu mùa cho một cậu bé 8 tuổi bằng cách lấy mủ từ vết thương đậu mùa trên bàn tay vắt sữa bò, đưa chất lỏng vào vết cắt ở cánh tay cậu bé, khiến cậu bé nhiễm bệnh. 6 tuần sau, Edward tiếp tục thí nghiệm tương tự nhưng cậu bé không nhiễm bệnh nữa. 20 lần thí nghiệm tiếp theo cũng cho kết quả tương tự.

Trong những năm sau đó, Edward đã thu thập bằng chứng từ hơn 23 bệnh nhân nhiễm virus đậu mùa, chứng minh lý thuyết của ông rằng miễn dịch đối với bệnh đậu mùa thực sự hiệu quả. Vaccine chống lại bệnh đậu mùa là vaccine đầu tiên ra đời. Vaccine của Edward Jenner nhanh chóng trở thành phương thức chính phòng ngừa bệnh đậu mùa trên toàn thế giới, thậm chí bắt buộc sử dụng ở một số quốc gia.

Năm 1885, gần một thế kỷ sau khi Edward Jenner phát triển vaccine đậu mùa, nhà sinh vật học người Pháp Louis Pasteur đã cứu sống một cậu bé 9 tuổi bị chó dại cắn. Ông tiêm cho cậu bé một loại virus gây bệnh dại trong 13 ngày. Các triệu chứng bệnh dại suy giảm và dấu hiệu sức khỏe dần trở nên khả quan. Pasteur đã đưa ra liệu pháp của mình và gọi nó là một loại vaccine bệnh dại, đưa vaccine vượt lên trên định nghĩa ban đầu của nó.

Sự ảnh hưởng toàn cầu của Louis Pasteur đã dẫn đến việc kéo dài hạn sử dụng vaccine, bao gồm một danh sách dài các phương pháp điều trị chứa virus sống, yếu hoặc đã chết. Các vaccine này thường được đưa ra dưới dạng tiêm, giúp tạo khả năng miễn dịch, chống lại bệnh truyền nhiễm.

Vaccine thường được sử dụng dưới dạng uống hoặc tiêm chủng. Ảnh: CGTN.

Những tiến bộ khoa học trong nửa đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến sự bùng nổ vaccine ngừa bệnh gồm: ho gà (1914), bạch hầu (1926), uốn ván (1938), cúm (1945) và quai bị (1948). Nhờ các kỹ thuật sản xuất mới, việc điều chế vaccine dần tăng cường vào cuối những năm 1940, thiết lập hệ thống phòng ngừa bệnh bằng vaccine và diệt trừ các loại bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.

Vaccine phòng bệnh bại liệt (1955), sởi (1963), rubella (1969) và các loại virus khác đã được thêm vào danh sách trong nhiều thập kỷ sau đó. Tỷ lệ tiêm chủng trên toàn thế giới tăng vọt nhờ sự thành công của các chiến dịch y tế toàn cầu. Thế giới công bố hết bệnh đậu mùa vào năm 1980. Đây là câu chuyện đầu tiên trong số những câu chuyện thành công về vaccine. Song, nền y học thế giới vẫn còn một chặng đường dài nhiều thử thách để đối đầu với các bệnh truyền nhiễm khác, mà đơn cử là dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.

Đến cuối những năm 1990, tiến độ các chương trình tiêm chủng quốc tế đã có dấu hiệu đình trệ. Gần 30 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển và nhiều người khác không được tiêm chủng đầy đủ để chống lại các căn bệnh chết người. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các nước đang phát triển không đủ điều kiện mua và nhập vaccine về cho người dân phòng bệnh.

Trước tình hình này, vào năm 2000, Quỹ Bill và Melinda Gates cùng các đối tác phối hợp thành lập liên minh vaccine và tiêm chủng toàn cầu mang tên Gavi. Mục đích để khuyến khích các nhà sản xuất hạ giá vaccine cho các nước nghèo để đổi lấy nhu cầu dài hạn, khối lượng lớn và những nhu cầu có thể dự đoán được từ các quốc gia đó. Kể từ khi Gavi chính thức đi vào hoạt động, tỷ lệ t‌ử von‌g ở trẻ em trên thế giới đã giảm một nửa, 13 triệu cái chết đã được ngăn chặn.

Tỷ lệ t‌ử von‌g ở trẻ em đã giảm mạnh sau khi Liên minh vaccine và tiêm chủng toàn cầu - Gavi ra đời. Ảnh: Reuters.

Miễn dịch chống lại bệnh truyền nhiễm tiếp tục là vấn đề quan trọng và cấp thiết với nền y tế toàn cầu trong các thập kỷ, thế kỷ tới.

Song, việc phát triển chúng vẫn chưa thực hiện tới nơi tới chốn. Để làm được điều đó, nền y học cần một cơ chế giám sát các loại virus mới và nhanh chóng phát triển vaccine chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới.

Virus Ebola gây ra thiệt hại về người và kinh tế vào năm 2014, 2015 là hồi chuông cảnh tỉnh về sự lơ là, thiếu chuẩn bị của y tế thế giới, dẫn đến chậm trễ trong việc phòng ngừa và xử lý dịch bệnh. Một loại vaccine phòng ngừa cuối cùng đã được phê duyệt và phân phối, tuy nhiên thế giới đã có hàng nghìn người mất mạng vì căn bệnh này.

Y học toàn cầu trải qua một chặng đường dài kể từ những nỗ lực tiêm chủng đầu tiên đầy rủi ro cách đây năm thế kỷ. Đổi mới khoa học, các chiến dịch y tế toàn cầu phát động rộng rãi và quan hệ đối tác công - tư mới thực sự là cứu cánh cho nền y học. Tìm ra loại vaccine chống lại virus SARS-CoV-2 hiện là thách thức với toàn thế giới. Song, nếu nhìn lại những bước tiến y học trong lịch sử, chúng ta có thể học được kinh nghiệm từ những người đi trước và tiếp tục hy vọng về một loại vaccine và thuốc điều trị, đẩy lùi Covid-19.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật