Diễn biến lạ trên thị trường tỷ giá USD

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong khi Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm tỷ giá điều hành, giá bán USD chính thức qua kênh ngân hàng thương mại vẫn neo ở mức cao, trên 23.700 đồng/USD.
Diễn biến lạ trên thị trường tỷ giá USD
Ảnh minh họa

Cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục hạ tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD để giảm nhiệt thị trường ngoại tệ. Chốt phiên 27/3, tỷ giá trung tâm được cơ quan quản lý niêm yết ở mức 23.235 đồng/USD, giảm 10 đồng so với phiên liền trước.

Đà giảm tiếp tục được duy trì trong phiên hôm nay (30/3), tỷ giá trung tâm giảm thêm 5 đồng, về mức 23.230 đồng/USD.

Tỷ giá trung tâm giảm, thị trường vẫn tăng

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng và bán ra ở mức 23.650 đồng, không thay đổi so với cuối tuần trước. Tính trong một tuần gần nhất, NHNN đã hạ tỷ giá trung tâm 30 đồng.

Dù cơ quan quản lý đã dùng ít nhất 2 công cụ can thiệp tỷ giá, bao gồm giảm tỷ giá trung tâm, hạ giá bán USD tại sở giao dịch, nhưng giá đồng bạc xanh trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống. 

Hiện tại, hầu hết ngân hàng vẫn neo giá bán USD trên mốc 23.700 đồng, vùng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Cụ thể, Vietcombank hiện niêm yết giá bán đồng bạc xanh ở mức 23.720 đồng/USD, tăng 20 đồng so với cuối tuần trước. Giá mua vào cũng được ngân hàng tăng tương ứng, hiện đạt 23.530 đồng với giao dịch mua tiền mặt và 23.560 đồng với giao dịch mua chuyển khoản. 

Tại Vietinbank, tỷ giá quy đổi đồng USD ở mức 23.570-23.730 đồng/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng so với cuối tuần trước. Nếu so với đầu tháng 3, tỷ giá quy đổi tại đây đã tăng xấp xỉ 430 đồng, tương đương hơn 1,8%/tháng.

Giá bán tại các chi nhánh, phòng giao dịch của BIDV hiện cũng ở mức 23.710 đồng/USD, tăng 10 đồng, trong khi giá mua tăng lên mức 23.550 đồng với cả giao dịch tiền mặt và chuyển khoản.

Tương tự, tại các ngân hàng tư nhân, tỷ giá bán USD hiện phổ biến ở mức trên 23.700 đồng, cao hơn 1,5-1,8% so với đầu tháng 3.

Trên thị trường tự do, dù đã giảm so với tuần trước nhưng giá bán ngoại tệ này tại các đầu mối “chợ đen” vẫn neo ở mức 23.850 đồng/USD, giá mua vào được chấp thuận ở mức 23.700 đồng/USD.

Nguyên nhân do đâu?

Lý giải diễn biến trái chiều của tỷ giá, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trước những biến động thị trường tài chính thế giới và sự khó đoán của dịch Covid-19, tỷ giá trong nước không tăng quá cao đã là thành công với cơ quan quản lý.

Theo đó, mục tiêu của NHNN là bình ổn tỷ giá thông qua các công cụ chính tỷ giá trung tâm, dự trữ ngoại hối, và hoạt động trên thị trường ngoại hối.

“Tuy nhiên, thị trường bên ngoài nhiều khi không theo ý muốn của cơ quan quản lý, đặc biệt là giai đoạn này, khi nhu cầu tiền mặt, tiền USD rất cao”, ông Hiếu nhận định.

Tỷ giá USD/VND trên thị trường vẫn neo ở mức cao dù NHNN liên tục điều chỉnh giảm tỷ giá trung tâm. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Theo vị chuyên gia, không chỉ doanh nghiệp mà cả nhà đầu tư cá nhân cũng đang tìm cách để găm giữ USD trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, việc vẫn phải duy trì USD đầu ra để thanh toán các đơn hàng nhập khẩu nhưng xuất khẩu gặp khó khăn khi những thị trường lớn Mỹ, châu Âu… hủy đơn hàng, khiến đầu vào USD giảm mạnh.

Ông Hiếu cũng cho rằng, với lượng dự trữ ngoại hối lớn (hơn 80 tỷ USD cuối năm 2019), NHNN vẫn có thể giữ tỷ giá USD không tăng quá cao. Tuy nhiên, vấn đề là bao lâu khi dự trữ lớn nhưng cũng có hạn.

Theo ông, điều quan trọng hiện nay là dịch bệnh được kiểm soát. Khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhu cầu USD thế giới và trong nước vẫn sẽ tăng lên.

“dịch bệnh kéo dài bao lâu nữa là câu hỏi chưa có đáp án. Hiện tại, USD vẫn được xem là tài sản quý giá nhất. Với Việt Nam cũng vậy, các nhà nhập khẩu thì phải dự trữ một lượng USD để tiếp tục hoạt động nhập hàng hóa, người xuất khẩu phải giữ USD xem tình hình biến động thế nào. Người dân cũng mua USD khi các tài sản khác đi xuống”, ông nhận định.

Theo vị chuyên gia, nếu dịch Covid-19 không có tiến triển tốt, nhu cầu USD vẫn sẽ tăng lên trên cả thị trường thế giới và trong nước, khi đó, áp lực với tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục tăng.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10580
  1. Hà Nội: Nhân viên Công ty Trường Sinh sau khi được công bố khỏi bệnh lại có kết quả dương tính SARS-CoV-2
  2. TP.HCM kết thúc theo dõi 23 người từng đến Bệnh viện Bạch Mai
  3. Nhân viên Trường Sinh bật khóc kể lúc bác sĩ giúp vượt qua áp lực
  4. Liên quan đến bệnh nhân 262, Bắc Giang có 94 mẫu xét nghiệm đều âm tính
  5. 345 người trở về từ Bệnh viện Bạch Mai đều âm tính với Covid-19
  6. Thanh Hóa: 679 trường hợp liên quan đến BV Bạch Mai có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2
  7. Thành phố Ninh Bình: 38 công dân liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai hoàn thành thời hạn cách ly tập trung
  8. Quảng Ninh: Người đi khám, chữa bệnh ở Hà Nội không được về nhà ngay
  9. Bệnh viện Bạch Mai tổ chức xe đưa 307 người bệnh về cách ly tại địa phương
  10. 25 người chuyển về Thanh Hoá tiếp tục theo dõi, điều trị, cách ly sau gỡ phong toả bệnh viện Bạch Mai
  11. Đêm ‘vui hơn Tết’ ở Bạch Mai và cuộc hội ngộ chớp nhoáng gia đình 3 người
  12. Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai báo cáo vụ tụ tập đông người, không đeo khẩu trang
  13. Bác sĩ, y tá Bệnh viện Bạch Mai bật khóc khi được gỡ lệnh cách ly
  14. Bệnh viện Bạch Mai đã chuẩn bị những phương án an toàn cao nhất để tiếp đón người bệnh
  15. 0h ngày 12/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức được dỡ bỏ lệnh phong toả: Hàng trăm y bác sĩ bật khóc
  16. Bệnh viện Bạch Mai chấm dứt hợp đồng với Công ty Trường Sinh
  17. Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: ‘14 ngày qua là thời khắc khó khăn’
  18. Cảnh bồi hồi trong BV Bạch Mai trước lệnh gỡ phong toả 0h đêm nay
  19. 0h đêm nay gỡ phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai
  20. Dỡ lệnh phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai từ 0h ngày 12/4
  21. Chuẩn bị dỡ cách ly Bệnh viện Bạch Mai
  22. Chấm dứt phong toả Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12-4
Video và Bài nổi bật