Hạn mặn bủa vây các tỉnh miền Tây: Lúa thiếu nước tưới, xót người dân oằn mình trong cơn khát

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hạn, mặn do biến đổi khí hậu cùng với hàng loạt đập thủy điện mọc lên ở thượng nguồn sông Mê Kông đang khiến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khát nước ngọt trầm trọng. Người thiếu nước uống. Lúa thiếu nước tưới. Đất đai khô cằn, hạn mặn bủa vây các tỉnh miền Tây ngày càng khốc liệt. Hix, nhìn cảnh người dân mang can đi thồ nước mà thương vô cùng!
Hạn mặn bủa vây các tỉnh miền Tây: Lúa thiếu nước tưới, xót người dân oằn mình trong cơn khát
Nguyên nhân thứ hai là do thuỷ điện trên sông Mêkong.

Hạn mặn "bủa vây" Đồng bằng sông Cửu Long

//

Báo Vietnamnet đưa tin, tính đến nay đã có 5 tỉnh ở ĐBSCL công bố tình huống khẩn cấp về hạn hán và xâm nhập mặn gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau.

Đã cảnh báo hạn, mặn khốc liệt từ nhiều tháng trước

Trao đổi với VietNamNet, Th.s Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL cho biết, tình hình hạn, mặn năm nay gay gắt và khốc liệt hơn cả đợt lịch sử năm 2015- 2016.

Điều này đã được cảnh báo từ tháng 7/2019.

“Như 1 quy luật, ở ĐBSCL quan sát mùa lũ năm trước là có thể đón hạn, mặn năm sau. Đơn cử, năm 2015 lũ rất thấp, sang năm 2016 hạn, mặn lịch sử; lũ năm 2019 thấp, sang năm nay 2020 hạn, mặn lại dữ dội”, ông Thiện nói.

Theo ông, nguyên nhân hạn, mặn năm nay khốc liệt do từ tháng 1 - 9/2019, hiện tượng El Nino xảy ra trên toàn khu vực sông Mêkong làm cho lượng mưa ít dẫn đến nước trên sông này thấp lịch sử.

Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện lưu ý, phải hiểu rõ thuỷ điện khác với thuỷ nông. Thuỷ điện không tiêu thụ nước, không làm mất nước, cũng như không gây ra hạn hán được. Nhưng, gặp mưa ít, thuỷ điện phải tích nước cho đến lúc đầy mới xả ra để phát điện.

"Nước đi qua chuỗi đập như thế làm chậm đường đi của nó, cho nên kết luận thuỷ điện làm cho tình hình hạn mặn “tồi tệ càng tội tệ thêm, gay gắt càng gay gắt thêm”, ông Thiện nói.

Trước tình hình hạn mặn năm nay, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đã thi công và vận hành 8 giếng khoan bổ cấp nguồn nước cho khu vực nhà máy nước Đồng Tâm và Bình Đức

Nguyên nhân thứ 3 là, do nước biển dâng, nguyên nhân này nhỏ, chỉ khoảng 3mm/năm nhưng xảy ra đều đều.

Ngoài ra, như hệ thống ở ĐBSCL đã bị xáo trộn, thay đổi nhiều, cụ thể như đê bao khắp nơi làm mùa nước không thể hấp thu nước vào ruộng đồng.

“Đến mùa khô đồng bằng không có nước nhiều, giống như tấm bông lau bảng không nhúng nước mà đem ra phơi nắng nên bị khô cháy là đúng. Từ đó cho thấy, mùa nước đồng bằng không nhận nước, mà cho nước đi thẳng ra biển. Chưa kể mùa nước, nước không có chỗ để lan toả lên đồng ruộng nên chảy vào các đô thị gây ngập”, ông Thiện cảnh báo.

Lúa chết non, một diện tích rộng lớn các ruộng lúa ở Mỹ Thạnh, Giồng Trôm khô cằn, cháy lá không sinh trưởng nổi phải cắt bỏ cho bò ăn

“Nước dưới ao, đìa cạn khô, tới đám lục bình còn chết, dân ở đây không có nước để tắm, giặt giũ, nếu chính quyền không mở vòi nước công cộng miễn phí này”, anh Thê chia sẻ

Không ngồi bó tay

Ông Nguyễn Hoàng Hương (72 tuổi, ở ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) cho biết dòng Mekong bị chặn cản thượng nguồn, lũ 2019 đã không tràn về ngập ruộng Đồng bằng sông Cửu Long như mọi năm.

Anh Phạm Thanh Phong, 48 tuổi, ở ấp 4, xã Bình Thành cùng vợ mang lưỡi lái ra ruộng lúa 8 công được hai tháng tuổi để cắt về cho bò ăn. Khu vực này có đến vài ha lúa rơi vào tình cảnh tương tự

Thế nhưng bà con nơi đây không quá lo lắng bởi đã kịp "trở bộ", áp dụng phương pháp mới: trồng lúa nước nhưng ít nước. Chỉ có trong tay hơn 20 công đất gò, nhưng 3 vụ lúa hằng năm ông Hương đút túi vài trăm triệu. Nhiều bà con khác đời sống đỡ vất vả và khấm khá hơn trước nhiều.

"Vụ đông xuân hồi trước thất lắm vì không có nước mùa khô. Bây giờ đó lại là vụ trúng đều và sản lượng cao nhất, 7-8 tấn/ha là bình thường" - ông Hương hồ hởi.

Những ruộng lúa xanh đồng giờ trở thành khô cằn, trơ trọi

Theo ông Hương, cái hay của phương pháp này là tháo nước ra vô hợp lý từng thời điểm, lượng nước trên ruộng ít nên tiết kiệm phân nửa giống, phân bón và chi phí xử lý cỏ dại, sâu bọ. Tính ra mỗi công chi phí còn chừng 2 triệu, trừ hết chi phí cầm chắc 5-7 triệu đồng/công/năm.

Người dân dẫn nước từ xe chờ nước vào bồn để dự trữ sinh hoạt

Trong khi đó, nông dân ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) có sáng kiến biến những cánh đồng nhiễm mặn thành vùng đất con tôm sú luân canh cây lúa. Hiện người dân nơi đây đang tất bật chuẩn bị mùa nuôi tôm mới. Đang bơm nước vào đồng, ông Nguyễn Văn Rạng (ở xã Lương Nghĩa) cho biết để có mùa tôm quảng canh trúng mùa, đầu tiên ông bơm nước vào đôi ba lần cho gốc rạ mục, sau đó phải gia cố bờ bao, cống trên toàn bộ diện tích đất ruộng 35 công để tránh xì phèn, mặn...

"Mấy năm trước đây khi chưa có con tôm bén duyên ở đồng đất này, tôi và người dân ở xóm không biết làm gì hơn, đất đai phèn mặn quanh năm. Bây giờ mọi thứ đổi thay. Nông dân năng động và thích ứng để có cách sống thuận thiên. Lúa thu hoạch xong, họ lại rục rịch chuẩn bị nuôi tôm. Nuôi quảng canh, năm nào bà con cũng trúng, người nuôi nhiều có lời vài chục triệu đồng" - ông Rạng cho hay.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật