Nhiều giải pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 6-3, trong cuộc họp với các doanh nghiệp, nhà máy cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bến Tre cho biết, sẽ xem xét đắp đập tạm tại những nơi có nguồn nước ngọt để cung cấp nước thô cho nhà máy xử lý.
Nhiều giải pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn
Nguồn nước được dự trữ tại đập dâng Ðăk Sia 2 (tỉnh Kon Tum) phục vụ chống hạn. Ảnh: VĂN PHƯƠNG

Xem Video: Nỗ lực ứng phó khô hạn xâm nhập mặn

//

Ðồng thời, khuyến khích các nhà máy tìm công nghệ xử lý nước hoặc liên kết, chia sẻ nguồn nước thô giữa các nhà máy để xử lý cung cấp cho người dân. Tại cuộc họp, nhiều doanh nghiệp đồng ý sẽ giảm giá nước cho khách hàng ở mức 5%/khách hàng/tháng trong những tháng hạn mặn…

* Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum, hiện toàn tỉnh có hơn 135 ha bị khô hạn, chủ yếu là lúa.

Tính đến ngày 6-3, đã có bốn công trình nước sinh hoạt và 72 giếng nước bị khô hạn, gây ảnh hưởng 352 hộ dân… Trước tình hình nêu trên, các huyện, thành phố và Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Kon Tum đã đôn đốc các đơn vị bố trí cán bộ thường xuyên kiểm tra đập đầu mối, hệ thống kênh mương để kịp thời tổ chức nạo vét, khơi thông dòng chảy từ đầu mối đến cuối kênh; khắc phục, gia cố, sửa chữa các công trình để chống thất thoát nguồn nước...

* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, vùng cây ăn quả ở phía nam quốc lộ 1 của địa phương này chịu ảnh hưởng trực tiếp của hạn, mặn với hơn 36 nghìn ha. Trong đó, khoảng 24 nghìn ha mẫn cảm với mặn cần bảo vệ, tiếp đến là vùng trồng sầu riêng chuyên canh hơn 12 nghìn ha, tập trung tại huyện Cai Lậy và địa bàn lân cận. Ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang khuyến cáo, người dân cần theo dõi độ mặn qua hệ thống thông tin đại chúng hoặc đài truyền thanh xã nhằm ứng phó kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”, không để thiệt hại nặng ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống.

* Tại Kiên Giang, địa phương này vừa công bố hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng ven bờ và vùng lộng thu‌ộc đị‌a bàn tỉnh cho hơn 6.000 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản của ngư dân; trong đó, có 22 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Theo đó, nhóm nghề vùng hoạt động ven bờ 4.424 tàu; hoạt động vùng lộng 1.579 tàu. Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản không quá 12 tháng.

* Tỉnh Bến Tre hiện có tám điểm sạt lở với tổng chiều dài 19 km bờ biển. Sạt lở lấn sâu vào đất liền trung bình hằng năm khoảng 10 đến 15 m, làm mất hơn 120 ha đất và 54 ha rừng phòng hộ ven biển. Trong đó, bờ biển khu vực cồn Ngoài, thuộc xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri có chiều dài sạt lở hơn 4 km gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng phục vụ bố trí sắp xếp dân cư vùng kinh tế mới cồn Nhàn - cồn Ngoài và khu vực lân cận.

* Ngày 6-3, UBND tỉnh Long An yêu cầu ngành nông nghiệp tỉnh tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành liên quan nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm. Năm 2020, ngành nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nông, lâm, thủy sản xếp loại A, B tăng lên 98%; tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 75%;...

* Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, hôm nay (7-3) , Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét về sáng sớm và đêm, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Vùng núi Bắc Bộ có nơi trời rét dưới 14oC. Cụ thể, phía tây Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, riêng khu vực Tây Bắc sáng sớm và đêm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Nhiệt độ thấp nhất từ 15 đến 18oC, có nơi dưới 14oC; cao nhất từ 20 đến 23oC, riêng Lai Châu - Ðiện Biên 23 - 26oC, có nơi hơn 26oC. Phía đông Bắc Bộ nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế nhiều mây, sáng và đêm có mưa rải rác. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2, cấp 3. Phía bắc sáng và đêm sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 17 - 20oC, phía nam có nơi hơn 20oC; cao nhất từ 23 - 26oC.

* UBND thành phố Ðà Nẵng vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh sách 541 tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên trên toàn thành phố đủ điều kiện hưởng chính sách bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014/NÐ-CP và Nghị định số 17/2018/NÐ-CP của Chính phủ. Quyết định này thay thế chín Quyết định đã phê duyệt của UBND thành phố. Cụ thể, các nội dung hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên bao gồm: hỗ trợ hằng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu; hỗ trợ hằng năm 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu (bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu, không bao gồm trang thiết bị đánh bắt hải sản, ngư lưới cụ trên tàu). TP Ðà Nẵng giao UBND các quận ven biển phối hợp các đơn vị tiếp tục tuyên truyền về chính sách bảo hiểm khai thác hải sản theo Nghị định số 67 của Chính phủ; chỉ đạo UBND các phường xác nhận đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm theo đề nghị của chủ tàu cá...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật