Đi tìm phương pháp mới thắp thêm hi vọng cho bệnh nhân ung thư

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại Đại học Y Hà Nội, các chuyên gia đã nghiên cứu “thuốc” để điều trị ung thư bằng chính tế bào miễn dịch của người bệnh. Sau gần hai năm thử nghiệm, bước đầu liệu pháp điều trị này có kết quả tốt trên các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Xem Video: Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư phổi

//

bệnh nhân ung thư có cơ hội tiếp cận phương pháp điều trị mới. Ảnh bệnh nhân ung thư đại tràng tại bệnh viện K trung ương.

Cơ hội mới cho người bệnh

Mỗi năm Việt Nam có hơn 165.000 ca mắc ung thư, và năm 2018 có 115.000 bệnh nhân chết. Số người mắc ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tụy…  ngày càng tăng.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội đang thử nghiệm liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư. Với những kết quả bước đầu rất khả quan được coi là một cứu cánh cho bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, đây là một phương pháp điều trị mang tính đột phá: Không phẫu thuật, không đau, an toàn và hiệu quả cao.

PGS Trần Huy Thịnh - Đơn vị tế bào trị liệu, Đại học Y Hà Nội - một thành viên chủ chốt trong nhóm nghiên cứu chia sẻ với phóng viên,  việc điều trị bằng liệu pháp miễn dịch là hướng điều trị được giới y học quan tâm rất nhiều. Liệu pháp này giống như việc chúng ta tăng cường nội lực của chính bản thân mình và khi khỏe mạnh sẽ chống được mọi tác nhân bên ngoài.

Ấp ủ đưa công trình nghiên cứu liệu pháp miễn dịch trị ung thư từ Nhật Bản từ 5,6 năm trước nhưng đến năm 2018, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội mới được Bộ Y tế cho phép nghiên cứu thử nghiệm trên bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K trung ương, bệnh viện Đại học Y Hà Nội và gần đây nhất có sự tham gia của một bệnh viện tư nhân là bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Theo dự kiến đến cuối năm 2019, nghiên cứu thử nghiệm này sẽ kết thúc, đưa ra báo cáo và đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, PGS Thịnh cho biết do một vài yếu tố khách quan đó là trường Đại học Y Hà Nội sửa chữa cơ sở vật chất nên việc thử nghiệm nghiên cứu bị chậm trễ và đến nay bộ phận nghiên cứu xin gia hạn thêm khoảng 1 đến 1.5 năm nữa. Khi đó, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng và số lượng bệnh nhân tham gia thử nghiệm này sẽ tăng lên, việc đánh giá tốt hơn.

Lật dở từng bệnh án của các bệnh nhân thử nghiệm liệu pháp này, PGS Thịnh cho biết hơn 50 bệnh nhân đã được thử nghiệm đa số đều là những bệnh nhân ở giai đoạn muộn, các liệu pháp điều trị khác đều không đáp ứng và họ tìm tới liệu pháp miễn dịch này như một cứu cánh cuối cùng của họ.

Trường hợp bệnh nhân N.V.A. 1 cựu tù Côn Đảo, sống tại TP.HCM bị ung thư gan và thời gian ông có thể sống chỉ kéo dài 1-3 tháng vì tế bào ung thư đã di căn, các biện pháp điều trị khác đều vô hiệu. Ông A. đã bay từ miền Nam ra Hà Nội với hi vọng thử nghiệm phương pháp này để ông có cơ hội thực hiện ước nguyện cuối của đời mình đó là tìm kiếm những người đồng đội của mình và xây dựng một “bảo tàng” nhỏ về chính những cựu tù Côn Đảo.

Ông không còn thời gian dài nữa nhưng ông chỉ mong muốn liệu pháp này giúp ông hoàn thành ước nguyện.
Hai tuần ông bay ra Hà Nội để truyền miễn dịch, những tế bào miễn dịch này được các bác sĩ lấy từ chính tế bào khỏe của ông rồi nhân lên tới hàng chục tỷ tế bào truyền vào để tăng sức đề kháng. Người bệnh cải thiện rõ rệt và ông đã hoàn thành ước nguyện của mình. Thời gian sống kéo dài thêm hơn 1 năm. Nếu không điều trị thì chỉ được 1 đến 3 tháng.

PGS Trần Huy Thịnh chia sẻ với phóng viên.

Hay một doanh nhân ở Quảng Bình, bị ung thư phổi tìm tới các bác sĩ khi bệnh nặng, không còn cơ hội cứu chữa. bệnh nhân chỉ mong muốn kéo dài thêm thời gian để con cái trưởng thành, giao phó cơ nghiệp lại cho con cái nhưng tế bào ung thư không đợi ai. bệnh nhân này cũng được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc song song với điều trị hó‌a chấ‌t. Kết quả điều trị tốt, bệnh nhân có thể kéo dài thêm thời gian sống.

GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, là học trò của GS Tasuku Honjo, đồng chủ nhân của giải Nobel y sinh năm 2018. 

GS Văn bắt đầu làm nghiên cứu sinh ở Nhật Bản từ 1994-1995, 1996 ông theo học ở Mỹ đến 1999 và vẫn cảm thấy chưa ổn, năm 1999 GS Văn quay lại Nhật Bản học tiếp đến năm 2003 và đó là thời gian ông là học trò của GS Honjo.

Nhưng cơ duyên của việc áp dụng phương pháp tế bào miễn dịch trị liệu cho bệnh nhân ung thư ở Việt Nam, đề tài có hướng tiếp cận tương tự với hướng nghiên cứu của các tác giả đoạt Nobel y sinh 2018 lại đến từ một nhóm chuyên gia khác của Nhật Bản.

Nhật Bản đã chuyển giao miễn phí cho các nhà khoa học ở trường ĐH Y Hà Nội nghiên cứu, chỉ thu phí bản quyền khi phương pháp được áp dụng điều trị chính thức.

GS Văn cùng với cộng sự của ông đó là PGS Trần Huy Thịnh đã bắt đầu đưa nghiên cứu này vào thử nghiệm tại Việt Nam.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật