Phát hiện 3 điểm xả thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước thô Sông Cái

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chất lượng nguồn nước thô sông Cái (Nha Trang, Khánh Hòa) có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc xả thải, ô nhiễm môi trường tại một số khu vực ven sông.
Phát hiện 3 điểm xả thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước thô Sông Cái
Các lò bún ở thị trấn Diên Khánh ngang nhiên xả thải ra sông Cái gây ô nhiễm môi trường nước. Ảnh: Nhiệt Băng

Xem Video:  Ô nhiễm nguồn nước do cơ sở xả thải

//

Ngày 25.2, trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Vũ Văn Bình - Phó Giám đốc Công ty CP Cấp nước Khánh Hòa cho biết, nguồn nước sông Cái là nguồn cấp nước chính cho khoảng 150.000 khách hàng trên địa bàn thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh, Câm Lâm.

Tuy nhiên, hiện nay, chất lượng nguồn nước sông Cái có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc xả thải, ô nhiễm môi trường tại một số khu vực như các trại chăn nuôi heo ở xã Diên Lâm, làng làm bún ở Tổ dân phố Phú Lộc Đông 2 và nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất bún đổ ra Bầu Máng (thị trấn Diên Khánh).

Đập ngăn mặn Vĩnh Phương được Công ty CP Cấp thoát nước Khánh Hòa gia cố với kinh phí khoảng 1 tỉ đồng trong năm 2020. Ảnh: Nhiệt Băng

Kết quả kiểm tra của các cơ quan (gồm Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Khánh Hòa, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Diên Khánh và Công ty CP Cấp thoát nước tỉnh Khánh Hòa) mới đây cho thấy, nước thải từ làng nghề bún (thuộc Tổ dân phố Phú Lộc Đông 2, thị trấn Diên Khánh) đang xả ra sông Cái có mùi hôi thối nồng nặc. Qua phân tích mẫu nước thải, nhiều chỉ tiêu không đạt.

Tương tự, nước thải từ các hộ sản xuất đổ ra Bầu Máng (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh) đang xả ra sông Cái cũng có mùi hôi thối. Kết quả phân tích chất lượng nước tại điểm này cũng cho thấy nhiều chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép.

Trong khi đó, tại vị trí nước thải do các trại heo ở xã Diên Lâm đổ ra Bàu Đá, đoàn kiểm tra ghi nhận lúa, sen bị chết do ô nhiễm. Nước thải từ các trại heo này có nguy cơ ngấm, tràn ra sông Cái, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông Cái. 

"Các mẫu nước thải xét nghiệm hiện nay chủ yếu chứa vi sinh (có trong chất thải chăn nuôi), không có các kim loại nặng, nguy hại như kẽm, chì, asen... Nước thải chứa vi sinh thì khử trùng bằng clorua. Tuy vậy, chúng tôi nhận diện đây là một nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước thô dùng để sản xuất nước sinh hoạt nên đã đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Diên Khánh, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Khánh Hòa... chỉ đạo, kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm trên, không để kéo dài để đảm bảo an toàn, an ninh nguồn nước" - ông Bình cho hay.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật