Cô gái sống 3 tuần ở tâm dịch Vũ Hán hé lộ góc khuất cùng câu nói đáng sợ của y tá

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
3 tuần sống giữa tâm dịch Vũ Hán và bị nghi nhiễm virus corona, một cô gái trở về từ nước Anh đã bất lực trước thực trạng và chỉ còn cách là chờ đợi trong vô vọng.
Cô gái sống 3 tuần ở tâm dịch Vũ Hán hé lộ góc khuất cùng câu nói đáng sợ của y tá
Ảnh minh họa

Tất cả những gì Shi Muying muốn là dành kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trọn vẹn bên người mẹ già đang mắc bệnh nan y ở Vũ Hán. Cô Shi đã bay từ Anh, nơi cô sống và làm việc, để trở về quê nhà Vũ Hán đón Tết bên gia đình. Suốt cả ngày, người phụ nữ ngoài 30 tuổi này chỉ ngồi bên giường chăm sóc mẹ bị ung thư trong bệnh viện khi cô biết bà sẽ không thể sống lâu nữa.

3 người từ ổ dịch virus corona bị sốt tại Việt Nam

Xung quanh cô ngày càng có nhiều người mắc bệnh vì một chủng mới của virus corona. Mặc dù vậy Shi không tỏ ra quá lo lắng vì chính quyền Trung Quốc khi đó nói rằng dịch bệnh ’có thể ngăn chặn và kiểm soát được’. Bây giờ, 3 tuần đã trôi qua kể từ Shi trở về Vũ Hán, rõ ràng dịch bệnh vẫn chưa thể được kiểm soát.

Virus corona đã lan sang tất cả các khu vực và tỉnh thành của Trung Quốc, lan sang của châu Á, châu Âu và Mỹ. dịch bệnh đã khiến gần 10.000 người nhiễm và ít nhất 213 người thiệt mạng. Vũ Hán đã gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài khi lệch phong tỏa được ban hành.

Vào ngày 27/1, kết quả kiểm tra sơ bộ cho thấy cô Shi có thể bị nhiễm virus. Nhưng cô lo lắng cho gia đình mình hơn. Người cha 67 tuổi của cô dường như cũng bị nhiễm virus chết người này và mẹ cô đã phải chuyển tới một khu vực cũ kỹ, kém hiện đại hơn để nhường chỗ cho các bệnh nhân viêm phổi cấp.

Một bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm virus corona tại trạm y tế cộng đồng ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Shi và những người khác giống cô đang trở thành nạn nhân của một cuộc khủng hoảng chăm sóc y tế công cộng.

Sự khởi đầu của một ổ dịch

Khi Shi đến Trung Quốc vào ngày 10/1, viêm phổi cấp do chủng virus corona mới chỉ bắt đầu âm ỉ. Lúc bấy giờ, có vài chục người ở Vũ Hán có những biểu hiện giống hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) từng bùng phát từ Trung Quốc hồi cuối năm 2002. Đại dịch này đã khiến 8.000 người mắc bệnh và 774 người t‌ử von‌g trên toàn cầu.

Vào ngày 7/1, các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định mầm bệnh là một loại virus corona mới. Hai ngày sau, bệnh nhân đầu tiên đã t‌ử von‌g. Nhưng mãi đến 1 tuần sau, một bác sĩ mới kéo Shi lại và nói với cô rằng tình hình không thực sự tốt, tất cả mọi người đều cần mang khẩu trang.

Tôi thấy bác sĩ này âm thầm tới gặp từng gia đình bệnh nhân. Lúc đó chúng tôi mới nhận ra tình hình nghiêm trọng đến mức nào’, Shi nói.

Vào ngày 17/1, đã có 41 ca nhiễm bệnh được xác nhận ở Vũ Hán. 3 ngày sau, tổng số ca nhiễm tăng lên 201 người trên khắp Trung Quốc với 3 người chết. Mặc dù những đồn đoán về dịch bệnh mới đã tràn ngập trên mạng xã hội nhưng truyền thông trong nước lại không đăng bất kỳ thông tin nào, cho tới tận ngày 21/1.

Nhà chức trách cho biết virus bắt nguồn từ một khu chợ thủy sản ở Vũ Hán, nơi động vật hoang dã được bày bán công khai. Ngày 3/1, giới chức y tế thành phố vẫn nói không có dấu hiệu cho thấy bệnh có thể lây từ người sang người và chưa nhân viên y tế nào bị nhiễm. Tuy nhiên, chưa đầy ba tuần sau, câu chuyện đã hoàn toàn khác.

Virus corona đã lây lan nhanh chóng và trở thành nỗi sợ hãi của mọi người.

Ngày 20/1, chuyên gia Trung Quốc Zhong Nanshan cho hay có bằng chứng về việc virus lây từ người sang người. Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng sau đó thừa nhận các thông tin về virus không được truyền đạt hiệu quả. Cùng thời điểm số ca nhiễm bệnh tăng lên chóng mặt, hai người đàn ông mặc đồ bảo hộ bước vào phòng của mẹ Shi, yêu cầu họ chuyển đến một tầng khác trong vòng 30 phút.

Họ không đưa rõ lý do, chỉ ra lệnh. Tôi hỏi các nhân viên y tế và nhận được câu trả lời rằng tất cả bệnh nhân ở tầng này, giống như mẹ tôi, đều mắc bệnh ung thư, phải sơ tán để nhường chỗ cho các bệnh nhân nhiễm virus corona’, Shi nhớ lại.

Chậm chạp và quá tải

Vài ngày sau, thành phố Vũ Hán rơi vào tình trạng ’nội bất xuất, ngoại bất nhập’. Nhưng khi ấy, dường như nỗ lực kìm hãm dịch bệnh đã trở nên quá muộn màng, Guan Yu, một nhà virus học hàng đầu, nói với tạp chí Caixin. Chính quyền Vũ Hán cho hay, 5 triệu người đã rời khỏi thành phố trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và ngay trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực. Tính đến ngày 27/1, còn 4.000 người Vũ Hán đang ở nước ngoài.

Thông tin về virus corona cũng đến quá muộn với những bệnh nhân khác ở các bệnh viện tại Vũ Hán. Vào ngày 26/1, cô Shi bắt đầu bị sốt - một trong những triệu chứng điển hình của viêm phổi Vũ Hán. Cô đã đi đến một phòng khám của bệnh viện và gặp 20 người khác cũng đang chờ đợi để được bác sĩ kiểm tra.

Cô Shi phải làm 3 xét nghiệm, 9 tiếng sau bác sĩ thông báo cô đã nhiễm virus corona. Nhưng vì ông không thể cho cô thực hiện xét nghiệm thứ tư và cũng là xét nghiệm cuối cùng nên Shi chỉ được xếp vào danh sách người nghi mắc virus corona. Người cha 67 tuổi của cô cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Cô Shi đã gọi điện đến các bệnh viên ở khắp Vũ Hán, cố gắng tìm nơi có thể giúp cô và cha thực hiện xét nghiệm xác nhận bệnh nhưng hoàn toàn vô vọng. Đến nay, Shi và cha vẫn không được tính vào số liệu chính thức thống kê các ca nhiễm bệnh.

Các nhân viên y tế đang hoạt động hết công suất.

John Nicholls, giáo sư bệnh lý tại Đại học Hồng Kông (HKU), cho biết không có gì ngạc nhiên khi Shi có thể bị nhiễm virus trong bệnh viện. Ông này chỉ ra rằng virus có thể dễ dàng lây lan trong bệnh viện nếu các bác sĩ không có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Rất nhiều người khác, giống Shi, cũng bị chậm trễ trong xét nghiệm hoặc thậm chí phải vật lộn để được xét nghiệm.

Người bác 72 tuổi của Dora Jiang, hiện sống ở Vũ Hán, cũng tới một bệnh viện Vũ Hán để xét nghiệm xem mình có bị nhiễm virus corona hay không. Nhưng theo lời kể của ông, bệnh viện trì hoãn các xét nghiệm và không tiếp nhận ông cho tới khi ông có chẩn đoán chính thức. Tình trạng trì hoãn xét nghiệm đồng nghĩa với việc bệnh nhân bị bỏ lỡ thời gian điều trị.

Dụng cụ xét nghiệm không phải thứ duy nhất rơi vào tình trạng thiếu thốn ở Vũ Hán. Chính quyền thành phố đã yêu cầu được cung cấp thêm vật tư y tế và đang xây hai bệnh viện d‌ã chi‌ến mới trong vòng một tuần nhằm đối phó với sự lây lan của dịch bệnh. Theo một y tá giấu tên ở Vũ Hán, các nhân viên y tế đang bị quá tải, các nguồn lực dần cạn kiệt và không đủ giường bệnh.

Đồ bảo hộ khan hiếm đến nỗi nhân viên y tế phải khử trùng chúng vào cuối ca làm việc để sử dụng cho ngày hôm sau. Khoảng 30 trong 500 nhân viên tại bệnh viện đang bị ốm và họ phải nhập viện. Một số người khác, bao gồm cả cô, tự cách ly tại nhà.

Có nhiều người không được nhập viện, nhưng không có lý do gì để đổ lỗi cho y tá. Không có giường, không có nguồn lực. Chúng tôi phải tay không chiến đấu với tất cả hay sao? Hiện tại, rất nhiều nhân viên y tế đã tới điểm cực hạn. Tôi nhìn các đồng nghiệp lao về phía tiền tuyến mà tự cảm thấy bất lực’, cô nói.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở các bệnh viện khác tại Vũ Hán. Hôm 26/1, một y tá thuộc bệnh viện Trung ương Vũ Hán cho biết trên 10 nhân viên y tế tại đây đã bị nhiễm virus corona. Một bác sĩ sản khoa Vũ Hán cho hay bệnh viện khuyến khích những người có triệu chứng nhẹ tự cách ly ở nhà. ’Nếu bạn bị sốt, đừng đến bệnh viện’, bà viết trên mạng WeChat.

Theo nữ bác sĩ sản khoa này, trừ khi gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, người dân nên tránh xa bệnh viện vì nguy cơ lây nhiễm tại đây rất cao và gây sức ép không cần thiết cho hệ thống y tế.

Chịu nhiều áp lực

Chen Xi, phó giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Yale, nhận định ngay cả trước khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, hệ thống y tế Trung Quốc đã chịu nhiều áp lực. Sau dịch SARS năm 2003, chính phủ Trung Quốc đã tập trung đầu tư xây dựng bệnh viện.

Tuy nhiên, dân số Trung Quốc ngày càng gia tăng nhanh chóng và người dân có thói quen tới khám ở bệnh viện khi gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ngay cả khi đó chỉ là bệnh nhẹ. Phó giáo sư Chen cho hay vẫn còn khoảng cách lớn giữa y tế tại các bệnh viện ở những thành phố phát triển như Vũ Hán và vùng nông thôn.

Người dân nông thôn thường đổ tới thành phố để được khám chữa bệnh tốt hơn, điều này dẫn tới tình trạng quá tải. Đặc biệt vào thời điểm này trong năm, các bệnh viện ở những nơi như Vũ Hán sẽ vô cùng bận rộn bởi đây là thời điểm bước vào mùa cúm, Chen cho biết thêm. Theo Gallagher, nhân sự trong ngành y tế của Trung Quốc hiện cũng thiếu thốn, một phần bởi nhiều người lo sợ sẽ phải đối mặt với nguy cơ y bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung.

Vũ Hán có thể đang gặp khó khăn, nhưng đây là một thành phố lớn, nên các bệnh viện vẫn tương đối tốt so với các thành phố khác ở Trung Quốc. Tình hình có thể còn tồi tệ hơn nếu dịch bệnh bùng phát ở những thành phố nhỏ, nơi chất lượng y tế thấp. Trên các nhóm WeChat, xuất hiện ngày càng nhiều những cuộc thảo luận về tình trạng thiếu thốn ở các bệnh viện địa phương.

Tình trạng mất cân bằng trong chăm sóc sức khỏe cũng là vấn đề với các lao động nhập cư Trung Quốc, những người trở về quê nhân dịp nghỉ Tết Nguyên đán. Họ có thể không đủ khả năng để trang trải chi phí y tế tại các đô thị nơi họ làm việc, nhưng dịch vụ y tế tại vùng quê lại không có khả năng chữa trị.

Hiện tại, những người như Shi đang rơi vào thế bị động. Cô và cha tuần qua tự cách ly tại nhà và không dám tới thăm mẹ cô vì sợ sẽ lây bệnh cho bà.

Cha tôi rất muốn đến thăm mẹ nhưng cả hai chúng tôi đều có thể đã nhiễm virus. Chúng tôi không thể đi. Lòng tôi đang rối bời. Tôi không lo cho bản thân mình, tôi chỉ lo cho cha bởi căn bệnh này dường như nguy hiểm hơn đối với người già. Tôi chỉ mong một bệnh viện nào đó có thể tiếp nhận ông ấy trước’, Shi chia sẻ.

Cha của Shi vào ngày 30/1 đã được nhập viện nhưng cô vẫn đang ở nhà và không biết đến khi nào mới được vào viện chữa trị. Hồi đầu tuần, một nhân viên bệnh viện nói với Shi rằng họ không có đủ chỗ cho cả cô và cha. Khi cô hỏi bệnh nhân nào thì đủ điều kiện nhập viện, nhân viên y tế thẳng thắn trả lời: ’Chúng tôi sẽ nhận nếu họ sắp chết’.   

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10526
  1. Lào Cai: Có 25 cơ sở đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2
  2. Bịa đặt tin Sài Gòn có 2 bé mắc Covid-19, người phụ nữ Kon Tum bị công an mời làm việc
  3. Hà Tĩnh: Bệnh nhân trở về từ tâm dịch Vĩnh Phúc âm tính với Covid-19
  4. Không thể về chịu tang mẹ, nữ y tá làm việc ở vùng dịch Vũ Hán nén đau thương bái vọng từ xa
  5. 6 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Việt Nam sắp được ra viện
  6. 5 tin tốt liên quan tới dịch Covid-19 tại Việt Nam
  7. Khánh Hòa, Thanh Hóa chuẩn bị công bố hết dịch Covid-19
  8. Nỗi lòng y bác sĩ Vũ Hán khi mặc đồ bảo hộ
  9. Chấp hành đủ 14 ngày cách ly, 124 người được trở về cộng đồng
  10. Phòng thí nghiệm virus Vũ Hán bác bỏ tin đồn ‘bệnh nhân số 0’
  11. Người nhiễm virus corona bình phục hiến huyết tương để chữa bệnh
  12. Loài đỉa nắm giữ ‘chìa khóa’ ngăn bùng phát virus corona tương lai
  13. Thêm thành phố ở Hồ Bắc cấm dân ra khỏi nhà, cấm xe cộ đi lại
  14. Phó thủ tướng giao 2 bộ trả lời thông tin virus corona ủ bệnh 24 ngày
  15. Vĩnh Phúc kêu gọi 192 người rời khỏi xã Sơn Lôi quay lại địa phương
  16. Người từ chối cách ly, điều trị Covid-19 sẽ bị xử lý ra sao?
  17. Bộ Y tế: Khánh Hòa đủ điều kiện công bố hết dịch Covid-19
  18. Máy đo thân nhiệt hồng ngoại có hiệu quả ngăn dịch virus corona?
  19. Hành khách du thuyền cập cảng Campuchia xét nghiệm lại vẫn dương tính với virus Corona
  20. Bánh mì thanh long trong dịch Corona nhận “mưa” lời khen, khách xếp hàng dài mua từ sáng sớm
  21. Bỏ trốn khỏi nơi cách ly có thể bị phạt tiền đến 100 triệu, phạt tù 10 năm
  22. Một tuần trở lại làm việc, đô thị Trung Quốc chưa thoát khỏi ‘hôn mê’
Video và Bài nổi bật