Nhóm sinh viên phát minh thành công máy lấy tơ từ cây sen đầu tiên ở Việt Nam

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các em sinh viên giỏi quá các mẹ ạ. Đúng là những nhân tài tương lai của đất nước.
Nhóm sinh viên phát minh thành công máy lấy tơ từ cây sen đầu tiên ở Việt Nam
Ảnh minh họa


Các mẹ có từng nghe nói đến tơ làm từ cây sen chưa? Đó là loại tơ nổi trội về mặt kết cấu, độ bền và độ mịn. Tơ sen dùng để tạo ra loại lụa có các đặc tính như mềm, mịn, mát, nhẹ và thấm nước tốt, màu của lụa trắng ngà như màu tơ sen. Tơ sen của nước ta được nhận xét chất lượng chẳng kém so với tơ sen nổi tiếng của Myanmar.


Lụa tơ sen Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước, giúp mang lại cho người dân ta có thu nhập, phát triển ngành nghề tơ sen của nước mình. Thế nhưng, điều đáng nói là công đoạn làm ra lụa tơ sen rất phức tạp các mẹ ạ. Trước hết, người ta phải chọn kỹ cuống sen, rửa sạch rồi cạo gai sen, cần phải xử lý ngay để tránh cuống sen bị khô, tơ sẽ hỏng. Các công đoạn này đều phải làm bằng tay một cách kiên nhẫn.


Ảnh: dantri


Các mẹ có biết rằng để làm xong một chiếc khăn dài 1,7m, người ta phải mất đến 1 tháng và cần đến 4.800 cuống sen? Bởi vậy nên giá của lụa tơ sen rất đắt. 1 kg sợi làm từ tơ sen có giá tận 30 triệu đồng. Còn một chiếc khăn thành phẩm được bán với giá trên 4 triệu đồng.

Xem Video: Hai học sinh lớp 9 với ý tưởng chiết xuất tơ sen


Ảnh: dantri


Do đó, nhóm sinh viên năm 4 Khoa Cơ khí - Chế tạo máy của ĐH Bách Khoa Hà Nội đã dày công tạo ra chiếc máy lấy tơ sen độc đáo đấy ạ. Nhóm này gồm các em Ngô Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quốc Đạt, Cao Anh Tú và Lương Đức Trung. Nhóm đã bắt đầu công việc từ tháng 10 năm ngoài, mỗi người một công việc: lập trình, thiết kế vỏ, thiết kế mạch điện tử, lắp ráp...


Ảnh:Sáng tạo trẻ Bách Khoa


Theo em Thắng chia sẻ, công đoạn khó cũng như quan trọng nhất là cấp phôi để tạo độ chính xác tuyệt đối cho chiếc máy lấy tơ. Nhóm cũng đã phải tranh luận khá nhiều công đoạn này và cuối cùng tạo ra chiếc máy lấy tơ sen với 3 cụm chính thế này đây ạ:


- Cụm 1: kẹp và định vị thân sen, ngoài ra đi qua lưỡi dao để tạo vết cắt trên thân sen.


- Cụm 2: Kéo xoắn tơ.


- Cụm 3: miết tơ để nối các sợi nhỏ thành một sợi hoàn chỉnh.


Ảnh: Sáng tạo trẻ Bách Khoa


Do tất cả đều vận hành tự động, nên thay vì mỗi ngày xử lý thủ công được tầm 200 cuống sen, thì dùng máy này, năng suất sẽ tăng lên thành 600 - 650 cuống sen mỗi ngày, tức gấp 3 lần luôn ạ. Đó là chưa kể tơ sen cũng sẽ dài và dày hơn. Một chiếc máy mà làm bằng 3-4 người. Quả là tiện lợi, sáng tạo các mẹ ạ.


Em Đức trong nhóm khẳng định đây là sản phẩm máy lấy tơ sen đầu tiên tại Việt Nam. Nhóm chế tạo máy trong khoảng 2 tháng với chi phí khoảng 40 triệu đồng. Họ cho rằng sản phẩm máy này hoàn toàn có thể bán trên thị trường.


Ảnh:Sáng tạo trẻ Bách Khoa


Sắp tới, nhóm sinh viên tài năng sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống cấp phôi tự động và bộ phận miết tơ. Khi máy đã hoàn thiện, nhóm sinh viên sẽ đề xuất bán lại cho các đơn vị sản xuất và doanh nghiệp có nhu cầu.


Nhờ chiếc máy này, chắc hẳn sản phẩm tơ sen sẽ giảm giá thành, giảm thời gian sản xuất đấy các mẹ ạ. Nhiều người sẽ được tiếp cận với sản phẩm chất lượng hơn. Do sáng kiến quá hay và độc đáo, nên nhóm sinh viên này đã giành giải Nhất trong cuộc thi "Sáng tạo trẻ Bách Khoa 2019" vừa tổ chức cuối tháng 12/2019.


Các mẹ thì cảm thấy sao về chiếc máy lấy tơ sen này? Quá là sáng tạo nhỉ?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật