Đêm 10, rạng sáng 11/1/2020, người dân Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng cùng lúc ‘trăng sói’ và nguyệt thực

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mẹ nào mê ngắm mấy hiện tượng nguyệt thực, nhật thực thì chắc chắn không thể nào bỏ qua đây ạ.
Đêm 10, rạng sáng 11/1/2020, người dân Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng cùng lúc ‘trăng sói’ và nguyệt thực
Ảnh minh họa

Các mẹ có biết hiện tượng nguyệt thực, hay còn gọi là “mặt trời ăn mặt trăng” không ạ? Đó là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Khi đấy, mặt trăng bị trái đất che khỏi mặt trời nên bỗng trở nên tối đi hoặc có màu đỏ do sự khúc xạ ánh sáng.

Nhật thực thì rất nguy hiểm cho mắt thường của các mẹ khi quan sát, nhưng nguyệt thực thì có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh trăng tròn đầy đủ.


Ở Việt Nam ta, vào rạng sáng ngày 11/1 tới, các mẹ có thể quan sát nguyệt thực đầu tiên của năm 2020 khi trăng của ngày 17 âm lịch còn khá tròn. Nếu có dịp ngắm, các mẹ sẽ thấy một bóng mờ che phủ lên phần lớn mặt trăng. Thời điểm bắt đầu nguyệt thực là lúc 0:07 sáng 11/1, nguyệt thực cực đại lúc 2:10 và kết thúc lúc 4:12.

Xem Video: 30 giây Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ trong nguyệt thực toàn phần

Tuy nhiên, các mẹ lưu ý rằng lần nguyệt thực này không phải nguyệt thực toàn phần, mà là nguyệt thực nửa tối. Tức là mặt trăng chỉ đi qua vùng tối một phần của bóng Trái Đất. Các mẹ sẽ thấy mặt trăng tối đi một tí rồi chuyển sang màu đỏ nhạt. Nếu không ở Việt Nam, các mẹ vẫn có thể xem nguyệt thực ngày 11/1 ở châu Á, châu Âu, châu Phi, phía tây Úc, Ấn Độ Dương.


Tuy nguyệt thực nửa tối khá khó quan sát, nhưng để em bày cho các mẹ mẹo này, đó là chụp ảnh Mặt trăng trong lúc quan sát. Chụp xong, các mẹ sẽ nhận thấy sự khác biệt trong màu sắc của mặt trăng trước và trong quá trình nguyệt thực.


Ảnh: France 24


Nếu lỡ bỏ lỡ lần nguyệt thực này, các mẹ cũng đừng lo vì năm 2020 có tận 3 lần nguyệt thực. Lần thứ 2 sẽ bắt đầu vào 0 giờ 45 phút ngày 6/6/2020, đạt đỉnh lúc 2:24, kết thúc lúc 4:04. Nguyệt thực cực đỉnh lần này sẽ che phủ 60% mặt trăng.


Lần thứ 3 xảy ra hiện tượng thú vị này là buổi chiều ngày 30/11/2020. Nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu lúc 17:28, đạt đỉnh lúc 17:30, kết thúc lúc 18:53. Khi nguyệt thực đạt đỉnh, mặt trăng sẽ bị che mất khoảng 60%.


Hơi tiếc là năm nay không có nguyệt thực toàn phần. Đó là khi mặt trăng hoàn toàn lọt vào vùng bóng đen của trái đất luôn đấy ạ.

Khi đấy, ánh trăng mờ đi, mặt trăng sẽ biến thành màu đỏ rất rõ, lý do là sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.


Ảnh: jakartapost


Trước nguyệt thực 11/1, còn có hiện tượng trăng sói sẽ xảy ra trên bầu trời đêm 10/1. Hiện tượng này diễn ra khi Mặt Trăng ở vị trí đối diện và gần với Trái Đất như Mặt Trời. Chính vì thế, khi xảy ra hiện tượng này, Mặt Trăng sẽ rất đẹp với ánh trăng sáng rực rỡ.

Tên gọi Trăng sói xuất phát từ việc người dân trong các bộ tộc thường nghe thấy tiếng tru dài của những đàn sói mỗi đêm gần ngày rằm tháng giêng. Trước đây, trăng sói còn có một tên gọi khác là trăng già (Old Moon) nhưng không được phổ biến.

Ở các bộ lạc người Mỹ bản địa đầu tiên, trăng tròn đặc biệt này được gọi là Trăng sói vì đây là thời điểm trong năm khi những bầy sói đói rú lên bên ngoài trại của họ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật