Nước mắt du học sinh nghèo, phải học tập, mưu sinh nơi xứ người chưa bao giờ là điều dễ dàng cả

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỗi lần gọi về cho mẹ, Trang đều nói trong nước mắt. Cuộc sống của một du học sinh nhà nghèo phải học tập, mưu sinh nơi xứ người chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Trong mỗi cuộc điện thoại, mẹ Trang chỉ biết nhìn con rồi khóc, động viên con cố gắng vượt qua nghịch cảnh.
Nước mắt du học sinh nghèo, phải học tập, mưu sinh nơi xứ người chưa bao giờ là điều dễ dàng cả
Trang (áo đen) cùng gia đình trong ngày lên máy bay sang Nhật du học. Ảnh: NVCC

Xem Video: Du học sinh Việt bị bắt vì mang nem chua và trứng vịt lộn vào Nhật Bản 

//

Đã một năm kể từ khi đặt chân sang Nhật Bản du học, mỗi lần nghĩ về mẹ, Võ Thùy Trang (22 tuổi, quê Đà Nẵng) lại lặng lẽ rơi nước mắt. Cô phải bỏ ngang mái trường đại học, gác lại giấc mơ làm cô giáo dạy ngoại ngữ để lên đường đi du học mang theo ước mong thoát khỏi cái nghèo của người mẹ ốm yêu, bệnh tật nơi quê nhà.

"Hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn. Nếu em ở lại Việt Nam học thì với số tiền lương ít ỏi của mẹ cộng với số tiền em đi làm thêm cũng không đủ lo chi phí sinh hoạt và tiền học phí cho em. Đi du học vừa học vừa làm là con đường duy nhất em có thể chọn", Trang chia sẻ.

Để có tiền cho cô đi du học Nhật, mẹ cô đã phải cắm sổ đỏ và vay mượn thêm anh em họ hàng. Tiếng là đi du học nhưng thực chất Trang sang Nhật làm nhiều hơn học. Ngoài thời gian lên lớp, cô làm thêm rất nhiều công việc để lo chi phí sinh hoạt, tiền học và tiền gửi về giúp mẹ trả nợ.

"Nhiều người cũng nói em sao nhà đã nghèo thế còn đi du học. Đi xuất khẩu lao động chi phí thấp mà nhanh kiếm được tiền hơn. Nhưng mẹ em xót con gái, thấy em học được nên không nỡ bắt em bỏ ngang việc học. Mấy đêm liền trằn trọc, bà quyết định vay tiền cho em sang Nhật theo diện du học", Trang ngậm ngùi nhớ lại.

Vừa đặt chân đến Nhật Bản, cô đã lao vào đi làm thêm. Để kiếm được đồng tiền nơi xứ người, Trang phải đổ cả mồ hôi và máu.

"Em nhớ công việc đầu tiên của em là phục vụ trong một quán ăn của Nhật. Khi khách ăn xong là em phải dọn dẹp, rửa chén bát. Có những ngày quán đông khách, em phải chạy đi chạy lại đến tê cứng hai bắp chân bắp chân. Bàn tay em ngâm trong nước lạnh hàng tiếng đồng hồ để rửa bát đến nỗi những đầu ngón tay nứt toác ra đau đớn mà phải nghiến răng làm không dám kêu", Cô vừa kể, đôi mắt vừa rưng rưng ngấn lệ.

Chi phí để Trang đi du học Nhật là gần 300 triệu. Ngoài số tiền vay được từ người thân, phần còn lại mẹ cô phải chịu lãi ngân hàng khoảng 5 triệu 1 tháng. Tiền lương mẹ Trang làm ở Việt Nam chỉ đủ để trả lãi ngân hàng. Biết vậy nên cô đã tự vắt kiệt sức của bản thân để đổi lấy từng đồng tiền trên đất khách.

Sau 2 tháng ở Nhật, Trang bắt đầu nhận làm thêm hai công việc một lúc. Tan học buổi sáng ở trường, cô vội vã chạy lên tàu điện ngầm, ngồi ăn thật nhanh miếng cơm nắm trên quãng đường đi làm. Trang làm tại quán mì từ 1-5 giờ chiều. Xong việc, cô lại tiếp tục bắt chuyến tàu điện ngầm đến làm việc tại quán nhậu cách đó 10km đến 4 giờ sáng hôm sau.

"Lúc em tan ca làm thứ 2, không còn chuyến tàu điện nào hoạt động nữa. Em phải cuốc bộ mình đi bộ dưới tiết trời lạnh giá. Vừa đi vừa sợ. Khi em về đến phòng, kim đồng hồ chỉ 5 giờ 30 phút sáng".

Sau một thời gian, Trang đã thích nghi và nhận công việc làm thêm với thái độ lạc quan, vui vẻ. Ảnh: NVCC

Trang đặt lưng nằm xuống giường, những cơn đau nhức lan khắp c‌ơ th‌ể. Cô tranh thủ ngủ thiếp đi một lúc rồi lại khoác cặp đến trường. Vừa phải đi làm vất vả lại vừa phải đảm bảo việc học ở trường khiến Trang sụt cân nhanh chóng.

Trong những cuộc gọi video về nhà, mẹ Trang thấy khuôn mặt con tái nhợt, mệt mỏi, những đầu ngon tay bong tróc khiến bà chỉ biết bụm miệng khóc nấc lên từng tiếng, nghẹn ngào nhìn con không nói lên lời.

Sau khi tích lũy đủ học phí cho kì học tiếp theo, cô bắt đầu giảm lượng công việc xuống để dành thời gian học. Ngoài việc làm thêm cố định trong quán mỳ. Thỉnh thoảng trường có đợt nghỉ, Trang đăng kí làm thêm việc bốc dỡ và đóng hàng trong siêu thị để kiếm thêm thu nhập.

"Em sang đây du học mới thấy không phải màu hồng như những gì trung tâm mô giới bên Việt Nam hứa hẹn. Mới đầu đi làm thêm lương thấp, hay bị chủ quát mắng tủi thân lắm chị ạ. Nhiều lần em gọi cho mẹ khóc nói là con kiệt sức rồi, xin mẹ cho con về Việt Nam làm công nhân cũng được", Trang xúc động nhớ lại.

Nhưng sau khi được chị họ nói cho biết rằng mẹ cô ở nhà đau ôm liên miên cũng không dám mua thuốc. Bà cố chịu đựng những cơn đau để dành tiền trả lãi ngân hàng khiến Trang cay xè khóe mắt. Cô biết mình đã không còn lựa chọn nào khác nữa rồi. Cô chỉ mong sao nhanh kiếm tiền trả hết nợ và tích lũy một chút vốn để sớm trở về quê bên cạnh mẹ.      

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật