Giá vé máy bay Tết 2020 cao ngút trời: tiết kiệm chi phí bằng cách bay sang nước khác rồi bay về Việt Nam

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để tiết kiệm chi phí, không ít người dân đã nghĩ ra cách sẽ bay sang nước khác rồi bay về Việt Nam, vừa được đi chơi vừa đỡ tốn tiền.
Giá vé máy bay Tết 2020 cao ngút trời: tiết kiệm chi phí bằng cách bay sang nước khác rồi bay về Việt Nam
Càng sát ngày bay, giá vé càng tăng cao (Ảnh minh họa: Dân Việt)

Xem Video: Giá vé máy bay Tết 2019 đang tăng mạnh

//

Cuối năm là lúc nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Không chỉ đi du lịch mà nhiều người còn tranh thủ đặt vé về quê từ sớm để tránh việc hết vé hoặc giá vé quá cao. Một trong nhiều phương tiện di chuyển được người dân ưu tiên lựa chọn là máy bay bởi sự tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên càng gần đến Tết giá vé máy lại càng tăng cao khiến người dân "hoa mắt".

Giá vé máy bay Tết còn đắt hơn vé đi nước ngoài

Chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2020. Để phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân, các hãng hàng không đã tăng cường thêm rất nhiều vé phục vụ dịp Tết. Tuy nhiên việc đó cũng không khiến giá vé "hạ nhiệt".

Thời điểm hiện tại, việc săn được vé Tết giá rẻ khá khó khăn. Chị Dương Thùy (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết trên Tuổi trẻ giá vé bình quân hạng phổ thông đặc biệt của Vietnam Airlines chặng TP. HCM - Hà Nội hiện khoảng 5 triệu đồng/vé, hạng thương gia 7,5 triệu đồng/vé, bay ngày 20/1/2020 (tức 26 Tết). Chính vì thế chị đã tìm ra được một phương án hợp lý hơn. Đó là mua vé của Air Asia chặng TP. HCM - Bangkok với giá 65 USD (khoảng 1,5 triệu đồng). Chị dự định sẽ ở lại Thái Lan chơi khoảng 2 giờ đồng hồ, sau đó mua vé bay về Hà Nội với giá 67 USD (hơn 1,5 triệu đồng). Nghe thì tưởng như sẽ tốn kém hơn nhưng thực tế nếu đi kiểu này chị sẽ tiết kiệm được gần 2 triệu đồng tiền vé, không những thế còn được đi chơi, mua sắm.


Giá vé dịp Tết 2020 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (Ảnh: Quang Định - Tuổi trẻ)

Giá vé đắt đỏ, đi một mình đã đành, gia đình nào đông người thì chi phí còn tăng lên gấp nhiều lần khá tốn kém. Vì thế, không ít người đã phải tính toán bằng cách thay đổi "đối tượng" đi lại. Anh Tạ Quang Bình (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết dù đã chủ động đặt vé sớm để về Đà Nẵng ăn Tết song giá vé thấp nhất cho cả 3 người gia đình anh cũng là 18 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí, anh quyết định đón bố mẹ vào Sài Gòn ăn tết cùng các con. 2 vé máy bay Vietjet chặng Đà Nẵng - TP. HCM khởi hành ngày 22/1/2020 tức 28 Tết anh Bình đặt chỉ 900 nghìn đã bao gồm thuế phí.

Theo anh Bình, số tiền tiết kiệm được rất lớn nên anh sẽ dùng mừng tuổi ông bà.

Giá vé thay đổi từng ngày, từng giờ: Không biết đâu mà lần

Theo đại diện một hãng hàng không, để giải quyết tình trạng khan hiếm vé máy bay tết, các hãng đã bổ sung hàng nghìn chuyến bay. Tuy nhiên đặc thù của giá vé máy bay là không đứng yên, nó thay đổi liên tục từng ngày, thậm chí là từng giờ. Càng cận ngày bay thì giá vé càng cao, khách hàng cũng không có nhiều sự lựa chọn về giờ bay nên đôi khi phải chấp nhận giờ xấu.


Các đại lý bán vé máy bay hiện đang trong thời điểm tập nập người mua bán (Ảnh: Quang Định - Tuổi trẻ)

Nhiều khách hàng cũng cho biết, khi đặt mua vé đến khi thanh toán bị nghẽn mạng, phải thao tác lại từ đầu mà giá đã nhảy lên đến vài trăm ngàn đồng. Trong khi đó theo một giám đốc đại lý bán vé máy bay tại Tân Bình, mặc dù các hãng đã tăng cường bán vé đợt 2 nhưng vẫn không thể thấp như đợt đầu. 

Không chỉ những chặng cao điểm như Sài Gòn, Hà Nội mà các chuyến bay về các tỉnh như Vinh, Đồng Hới, Huế, Hải Phòng giá vé cũng không hề dễ chịu chút nào. Thậm chí có hãng đã hết vé.

Người dân than thở: "Đường về quê còn xa quá"

Thời điểm cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Dạo một vòng mạng xã hội, không khó để thấy những lời than thở về chuyện chưa đặt được vé, giá vé cao quá, bay đêm,...

Với những người lao động, giá vé tăng cao khiến họ thêm lo lắng. Thậm chí chẳng biết phải làm thế nào, nhiều người đành chấp nhận di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa để tiết kiệm chi phí dù thời gian đi lại rất dài. Tuy vậy cũng có nhiều người cho biết nếu đi ô tô thì việc kịp về đón Tết là khá khó khăn.


bình luận của CĐM (Ảnh chụp màn hình)

"Mình đặt vé TP. HCM - HN mà đang thấy đắt quá. Sinh viên làm gì có tiền. Bố mẹ gửi tiền cho về thì mình cũng thấy tiếc thay. Làm vất vả mới được mấy triệu bạc mà bay vèo cái đã tiêu tốn 5 triệu. Có khi mình nằm xe khách về vậy", bạn H.G cho biết.

"Đúng là với các bạn Tết đã đến rất gần còn với mình Tết cách xa cả ngàn cây số. Mình phải làm hết ngày 29 Tết, nằm xe hết 2 ngày có khi mùng 1 mới về đến nhà quá. Chưa kể còn tranh thủ ở lại mua sắm quà cho người thân", anh T. than thở.

"Vé máy bay đắt nên chuyển qua đi ô tô. Nhưng vé xe khách cũng tăng lắm chứ chẳng đùa. Lương thưởng thì chưa thấy đâu...", chị M. chia sẻ.

Được biết, kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Canh Tý năm 2020 đã được Bộ Giao thông vận tải ban hành. Theo đó, các đơn vị liên quan phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh hàng không và các dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay, bến xe...

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam xây dựng phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đổi mới phương thức bán vé và kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định...


Thời điểm cuối năm, đi lại nhộn nhịp là lúc kẻ gian dễ dàng lợi dụng tình hình để thực hiện các hành vi trộm cướp. Vì vậy khi đi lại bằng những phương tiện công cộng, người dân nên đặc biệt nâng cao cảnh giác, chú ý đồ đạc, tránh sơ hở dễ khiến người khác nảy sinh ý đồ. Bên cạnh đó cũng nên chú ý an toàn khi tham gia giao thông, tuân thủ các tín hiệu đèn, chấp hành luật, đi đúng tốc độ, không uống rượu bia khi lái xe. Hãy đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác, cùng đón một cái Tết trọn vẹn bạn nhé!   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật