Hổ Trung Quốc tận diệt vì các thợ săn phương Tây

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những thợ săn chuyên nghiệp như William Lord Smith khiến cho số lượng loài hổ ở Trung Quốc suy giảm nhanh chóng trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, góp phần dẫn đến sự tuyệt chủng.
Hổ Trung Quốc tận diệt vì các thợ săn phương Tây
Ảnh minh họa

Đầu năm 1903, một thợ săn chuyên nghiệp được biết đến với tên gọi tiến sĩ William Lord Smith nghe được thông tin rằng đang có một quái vật ăn thịt người tung hoành ở khu vực tỉnh Phúc Kiến, . Người đàn ông 40 tuổi từng có kinh nghiệm săn gấu Kodiak ở Alaska, bắn sư tử, hổ, voi và tê giác từ trên khinh khí cầu ở châu Phi - ngay lập tức hứng thú trước viễn cảnh thêm vào bộ sưu tập của mình một con hổ Hoa Nam.

Smith khởi hành, ghé qua và Mãn Châu trước khi cập cảng Amoy (nay là Hạ Môn) và nghỉ ngơi vài ngày trên đảo Cổ Lãng Tự - khu vực sinh sống dành riêng cho người châu Âu ở Hạ Môn khi đó. Siêu thợ săn nhanh chóng thành lập đội của riêng mình với một đồng nghiệp địa phương có tên là Taikoff, một đầu bếp và những người thông thạo địa hình địa phương.

Hổ Hoa Nam được cho là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên, số lượng ít ỏi còn lại đều sống trong môi trường nuôi nhốt, trong các sở thú ở Trung Quốc và trong một khu bảo tồn tư nhân ở Nam Phi, như trong bức ảnh này. Ảnh: Bloomberg.Hồi ký của một thợ săn người

Sau khi được trang bị đầy đủ, đội của Smith lên đường, rời bỏ thành phố Hạ Môn hiện đại và đi sâu vào đại lục, lần theo những đám khói bốc vào ban đêm ở các làng mạc, vốn được đốt lên để xua đuổi hổ. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, môi trường sống của hổ Hoa Nam đã bị xâm chiếm bởi nhu cầu sử dụng đất để canh tác của người nông dân - từ lúa cho tới thuốc phi‌ện. Những con hổ ẩn mình trong hang động vào buổi sáng và khi đêm đến, chúng tới các làng mạc để bắt đi chó, dê hoặc thỉnh thoảng là con người. 

Tuy nhiên đã hàng tuần trôi qua nhưng đoàn đi săn của Smith vẫn chưa giết được con hổ nào. Bản thân thợ săn người Mỹ cũng phải vật lộn với những trận ốm vì không quen với thức ăn và nguồn nước ô nhiễm. Thỉnh thoảng, các thợ săn phát hiện một chiếc hang cọp nhưng nó thường trống không và có nhiều lối ra. Những con dê được đặt làm mồi cũng biến mất một cách lặng lẽ trong màn đêm, và những gì Smith nhìn thấy vào buổi sáng hôm sau chỉ là những dấu chân hổ.

Một ngày, đoàn thám hiểm đi qua làng Pulauko hẻo lánh và nghèo khó. Chỉ vài ngày trước khi họ tới, một người đàn ông ăn trộm khoai lang đã bị hổ bắt đi. Đường phố trong làng vắng vẻ ngay từ buổi chiều tối, trong khi cửa sổ và cửa ra vào các ngôi nhà được khóa chặt.

Smith đi theo một số thợ săn lên ngọn đồi, hướng súng về phía cái hang nơi mà họ cho là con hổ đang náu mình trong đó. Lần này thì đúng là có một con hổ thật và nó chạy ra cửa sau của cái hang. Smith truy đuổi trong vài phút, và theo hồi ký của người này: "Tôi lên tới đỉnh của sườn núi và ở phía trước mặt, cách đó 75 thước, chính là con hổ".

Smith bắn phát đầu tiên, nhưng khẩu súng bị kẹt sau đó. Trong sự phấn khích của mình, thợ săn người Mỹ đã quên mở chốt an toàn. Hai phát đạn tiếp theo không trúng con hổ, và Smith vấp ngã trước khi bắn trúng vào chân con vật.

Đội thợ săn của Smith bên cạnh chiến lợi phẩm sau khi tiêu diệt thành công con hổ ở làng Pulauko. Ảnh: South China Morning Post.

Con hổ khập khiễng không thể chạy thoát hàng chục thợ săn với đinh ba phi về phía nó. Smith bị trật mắt cá chân, nhưng con hổ ăn thịt người đã bị tiêu diệt.

Nhờ có Smith và một số lượng lớn các thợ săn phương Tây, số lượng hổ Hoa Nam sụt giảm nhanh chóng trong những năm 1920 và 1930. Đến năm 1950, số lượng hổ ngoài tự nhiên ở Trung Quốc chỉ còn khoảng vài nghìn con, so với con số 20.000 cá thể được ước tính vào năm 1950. Chúng ẩn náu sâu hơn trong những cánh rừng tại tỉnh Hà Bắc và Giang Tây.

Đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên

Hổ Trung Quốc tiếp tục bị đe dọa nghiêm trọng trong những năm sau đó do việc săn bắt quá đà, không được kiểm soát và đến năm 1990, ước tính chỉ còn lại 40 cá thể trong tự nhiên.

Sự suy giảm này là tương đối bất ngờ, vì văn hóa Trung Quốc có sự tôn trọng đáng kể với loài hổ. Chúng được coi là có sức mạnh siêu nhiên, là chúa sơn lâm, chỉ bắt giết người có tội và bảo vệ người ngay thẳng. Những người sinh năm con hổ sẽ dũng cảm, mạnh mẽ, ương ngạnh nhưng cũng sống tình cảm. Mặc dù vậy, y học cổ truyền nước này tin rằng tất cả các bộ phận của hổ đều có tác dụng chữa bệnh, và điều đó làm tăng tốc quá trình tuyệt chủng của chúng.

Phải tới tận thập niên 1970, việc săn bắt hổ mới được coi là trái phép ở Trung Quốc. Quy định hạn chế bắt đầu được đưa ra vào năm 1973 và đến năm 1977 thì cấm hẳn. Tuy vậy, đã quá muộn để đảo ngược sự suy giảm này. Bước sang thế kỷ 21, quần thể hổ hoang dã Trung Quốc dường như đã tuyệt chủng.

Đã có những dự án tìm kiếm rộng rãi ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Hồ Nam, Giang Tây và Phúc Kiến, nhưng không có con hổ nào được tìm thấy. Ngay cả những công nghệ mới nhất như bẫy máy ảnh, GPS, máy bay không người lái, cũng không phát hiện bất cứ cá thể hổ nào.

Người dân thỉnh thoảng báo cáo về việc nhìn thấy hổ, chủ yếu ở phía bắc tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây và Hồ Bắc, nhưng không có bằng chứng nào cho các tuyên bố này.

Những con hổ con được sinh ra năm ngoái tại một vườn thú ở Lạc Dương. Ảnh: CGTN.

Đã có ý kiến về việc tạo ra các khu bảo tồn hổ để tái hòa nhập chúng với môi trường, nhưng kết quả rất khiêm tốn. Một số tổ chức phi chính phủ như Save China Tiger có trụ sở ở Hong Kong đang tìm cách xây dựng kế hoạch bảo tồn theo mô hình của Nam Phi để đưa hổ trở lại miền nam Trung Quốc.

Nhưng để nhìn thấy hổ ở đất nước đông dân nhất thế giới, bạn phải đi tới tận miền đông bắc, Cát Lâm hoặc Hắc Long Giang, nhưng chúng đều là hổ Siberia. Có 180 hổ Hoa Nam còn sót lại, nhưng chúng đều được nuôi nhốt. Sáu con hổ con mới được sinh ra gần đây trong một sở thú tại Lạc Dương, nhưng số lượng ít ỏi còn lại cũng có nghĩa là nguồn gene hạn chế, và nhiều khả năng những con hổ tương lai sẽ là sản phẩm của giao phối cận huyết.

Theo sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, hổ Hoa Nam được xác định là "cực kỳ nguy cấp, có khả năng đã tuyệt chủng trong tự nhiên".  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật