Dâu mới đừng sợ...

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chỉ sau ngày cưới một tuần, tôi đã thấm thía lắm cái “chuyện làm dâu”, dù đã cố gắng sống thật khác với cuộc sống khi còn rảnh rang chưa vướng bận chuyện chồng con, sống trong vòng tay thương yêu, chiều chuộng của bố mẹ… Vậy mà, sao tôi thấy thật khó quá!
Dâu mới đừng sợ...
Có lẽ tôi đã rất may mắn khi lấy được người chồng yêu vợ, gia đình chồng nề nếp, mẹ chồng tuy nghiêm khắc nhưng tâm lý. (ảnh minh họa)

Tôi thấy cuộc sống là một màu hồng lãng mạn, vì vậy, tôi bước vào hôn nhân cũng thật nhẹ nhàng.

Ở nhà với bố mẹ đẻ, hầu như tôi chẳng phải động tay, động chân vào bất cứ việc gì. Tuy chẳng phải gia đình “trâm anh thế phiệt”, nhưng bố mẹ tôi cũng là những cán bộ công chức về hưu, có đồng lương cơ bản, nhà cửa đàng hoàng. Bố mẹ tôi coi việc học hành làm trọng, nên nhận làm hết việc nhà, dành thời gian cho các con tập trung vào việc học. Tôi chỉ có mỗi việc học thật giỏi, thời gian còn lại bố mẹ cho tôi giải trí lành mạnh cùng bạn bè, và chăm chút bản thân.

Khi yêu, tôi cũng được chiều chuộng hết mực. Tôi thấy cuộc sống là một màu hồng lãng mạn, vì vậy, tôi bước vào hôn nhân cũng thật nhẹ nhàng.


Tôi thấy cuộc sống là một màu hồng lãng mạn, vì vậy, tôi bước vào hôn nhân cũng thật nhẹ nhàng. (ảnh minh họa)

Nhưng những ngày làm vợ thật khác xa với những tưởng tượng của tôi. Mỗi sáng, tôi phải dậy sớm lo bữa ăn sáng cho gia đình chồng. Tuy gia đình chồng rất khá giả, nhưng không ai có thói quen ăn sáng ngoài quán, mà ăn uống tại nhà. Mẹ chồng tôi bảo, ăn ở nhà vừa sạch sẽ, tiết kiệm, lại ấm cúng… Tôi chóng mặt để làm quen với khẩu vị của từng người. Rồi cả chuyện thay đổi món, đa dạng bữa ăn nữa, tôi thấy khó quá!

Hễ chồng tôi mon men xuống bếp giúp vợ, mẹ chồng tôi lại hắng giọng, gọi anh lên hỏi việc này, việc khác, để mặc tôi “tay năm, tay mười” dưới bếp một mình.

Đã vậy, bữa ăn nào, mẹ chồng tôi cũng nhắc nhở nên cho thứ này, không nên cho thứ kia vào món ăn. Mẹ chồng tôi còn bảo, nấu ăn là một nghệ thuật, để người thưởng thức thấy ngon miệng đó là hạnh phúc của người nấu, bao giờ con thấy yêu chuyện bếp lúc, khi đó con mới là người vợ đích thực.

Rồi cả chuyện ăn mặc, từng nếp ứng xử, mẹ chồng tôi đều tham gia, nhắc nhở con dâu từng li, từng tí. Nhiều khi thấy sợ sợ cái vẻ nghiêm nghị của mẹ chồng, nên tôi rất ngại giáp mặt bà. Những khi chồng tôi có công chuyện đi vắng, tôi thường lấy cớ cơ quan có việc bận, xin phép về muộn.

Tuy nhiên, có một điều tôi nhận thấy rất rõ, mẹ chồng tôi chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, góp ý thẳng thắn với con dâu chứ không bao giờ áp đặt, hay nói xấu khi tôi vắng mặt.

Dạo này, tôi thấy mệt mỏi, chán ăn, hay buồn nôn, chóng mặt. Chồng tôi thì đi công tác suốt, vì vậy tôi chẳng dám than thở cùng ai. Hàng ngày, tôi vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, mỗi chiều trở về lại cơm nước, giặt giũ, vun vén nhà cửa sao cho tươm tất, gọn gàng.

Một sáng, sau khi chuẩn bị xong bữa ăn, tôi tất bật dọn lên bàn. Vừa mở nồi thức ăn, cảm giác buồn nôn trào lên cổ họng, chạy vội vào nhà vệ sinh, tôi nôn thốc, nôn tháo.

Mẹ chồng lo lắng đến bên cạnh, đưa cho tôi chiếc khăn mặt ướt, bà hỏi: “Con có bầu phải không?”, tôi ngơ ngác lắc đầu. Mẹ chồng tôi vẫn giọng nhẹ nhàng: “Những biểu hiện của con cho thấy con đã có bầu, con nên đến bác sĩ để biết chính xác về tình trạng sức khỏe của mình”.

Mẹ chồng đích thân cùng tôi đến bệnh viện khám. Vẻ mặt bà rạng rỡ niềm vui khi biết chính xác tôi đã mang bầu. Suốt dọc đường bà căn dặn tôi phải giữ gìn thế nào, chăm sóc sức khỏe ra sao trong suốt thời gian mang bầu. Tôi xúc động lắm, nhưng chỉ dám ậm ừ tiếp chuyện.

Tối đó, sau khi thông báo với gia đình chuyện của tôi, ai cũng hân hoan chúc mừng, khiến tôi vừa thấy hồi hộp, vừa hạnh phúc. Khi mọi người ai về phòng nấy, mẹ chồng đến gõ cửa phòng tôi.

Chồng tôi đi công tác, chỉ có hai mẹ con trong phòng. Nhìn căn phòng được sắp đặt gọn gàng, mắt mẹ chồng tôi ánh lên vẻ hài lòng. Bà dặn tôi phải đi ngủ sớm, uống thêm sữa vào buổi tối, bà hỏi thêm một số chuyện, rồi đột nhiên bà hỏi: “Con à, mẹ nhận thấy con có vẻ mỏi mệt. Do công việc? Do con đang mang thai? Hay còn điều gì e ngại với mẹ? Con hãy nói thật lòng mình với mẹ nhé! Khi mang thai, đừng giấu giếm những buồn phiền trong lòng, kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi…”.

Nhìn ánh mắt mẹ chồng, bỗng nhiên tôi không còn thấy e ngại, tôi nói mình còn vụng về, chưa biết quán xuyến, e rằng gia đình chồng chưa hài lòng. Mẹ chồng bật cười: “Con nói thế mẹ hiểu phần nào tâm tư, tình cảm của con. Nếu con coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, nếu con thấy con dâu phải như con gái, con sẽ thấy những nghiêm khắc của mẹ chỉ để giúp con tốt hơn. Mẹ chỉ giúp con hướng đến đúng quỹ đạo của gia đình chồng, còn việc gìn giữ, duy trì hạnh phúc, ứng xử đúng mực thì con phải tự học thôi”.

Tôi nhìn mẹ chồng, nụ cười của bà thật hiền. Có lẽ tôi đã rất may mắn khi lấy được người chồng yêu vợ, gia đình chồng nề nếp, mẹ chồng tuy nghiêm khắc nhưng tâm lý. Vậy mà, tôi thấy những ứng xử của mình vẫn còn thật non nớt. Tôi đã sắp làm mẹ, tôi không thể ứng xử bồng bột, có lẽ tôi phải học cách trưởng thành hơn nữa…

Tôi nắm lấy bàn tay ram ráp, đã có những vết đồi mồi của mẹ chồng, hai mí mắt tôi chợt cay xè: “Con chỉ ao ước có một gia đình luôn đầy ắp tiếng cười. Xin mẹ hãy luôn ở bên con, để giúp con trở thành một nàng dâu tốt, một người vợ hiền mẹ nhé!”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật