Người Hà Nội và TP HCM khó thở vì chặt cây xanh, bêtông hóa

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cứ tiếp tục dời cây xanh, nhường chỗ cho hạ tầng, bêtông hoá rồi thành phố của Việt Nam sẽ luôn giữ vị trí số 1 về ô nhiễm.
Người Hà Nội và TP HCM khó thở vì chặt cây xanh, bêtông hóa
Ảnh minh họa

Xung quanh lý giải của AirVisual về cách đo không khí ở Hà Nội và TP HCM, nhiều độc giả Báo cho rằng, một trong những nguyên nhân chính khiến chất lượng không khí tại hai thành phố này xấu như vậy chính là việc đốn hạ cây xanh, thay bằng các công trình bêtông hóa:

Theo tôi, ô nhiễm cao như vậy là do chẳng thấy bóng cây xanh nào cả. Hà Nội còn quá ít cây xanh, đã thế mấy năm trước lại đi chặt hết bao nhiêu cây xà cừ. Tôi đang ở Nhật Bản, thấy lượng cây xanh ở đây và ở Hà Nội đúng là "một trời, một vực". Hậu quả không khí như bây giờ là tất yếu.

Van duyen nguyen

 Ngửi mùi hoa sữa nồng nặc, người Hà Nội có thể bị bệnh gì?

//

Nhất là chặt hàng cây trăm năm xong xây lên mấy cột bêtông tàu điện ngầm để mấy năm không nhúc nhích gì cả. Sáng nay vừa đi ngang, thấy nhiều khung thép thậm chí đã bắt đầu mục rỉ. Đường Tôn Đức Thắng nói riêng và Quận 1 nói chung thì kẹt xe, dơ bẩn, nhếch nhác vì một đại công trình không bóng người.

Hung Le

10.000 thành phố, mà trong đó Việt Nam có 2 luôn ở top xấu nhất. Biết nói gì đây? Cứ tiếp tục dời cây xanh, nhường chỗ cho hạ tầng, bêtông hoá đi, rồi thành phố của Việt Nam sẽ luôn giữ vị trí số 1.

Nguyễn Ngọc Duy

Ai thường xuyên đi xe buýt ở Hà Nội, phải thường xuyên đứng ngoài đường chờ xe mới cảm nhận hết mức độ ô nhiễm không khí hiện nay của thành phố. Tôi đi xe buýt hàng ngày, ngày nào đi về nhà cũng đầu tóc quần áo phủ bụi, sức khỏe cảm thấy mệt mỏi vì hít phải không khí ô nhiễm, thường xuyên bị đau mắt, hôm nào quên mang khẩu trang thì "chỉ có xác định". Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho tình trạng quy hoạch và quản lý đô thị không tốt, cây xanh cổ thụ bị chặt phá ngày càng hết dần khiến chất lượng môi trường Hà Nội ngày càng xuống cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của biết bao người dân, gây nguy cơ bệnh tật như ung thư.

Đỗ Lan Anh

Những ai hàng ngày đi làm trên con đường Nguyễn Trãi - Hà Đông (Hà Nội) sẽ thấu hiểu 11 năm đi ùn tắc giao thông khổ sở ra sao? Hàng xà cừ cổ thụ 100 năm tuổi bị chặt đi thay thành các trụ bêtông.

Toan

Rất khó khắc phục tình trạng này, chỉ số ô nhiễm chỉ tăng cao theo năm tháng do dân cư tăng kéo theo sinh hoạt, xây dựng, xe máy và các loại xe 4 bánh và xe tải. Hạ tầng cơ sở kém, sản xuất nhỏ lẻ, cây xanh lâu năm thì đốn hạ.

Đường phố phương Tây luôn sạch là do hằng đêm có xe hút bụi trên các ngả đường, họ trồng và bảo vệ cây xanh tốt, quản lý kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ của họ tốt hơn nên châu Âu có môi trường không khí tốt. Nếu môi trường kém sẽ kéo theo hệ lụy: làm đất nước nghèo thêm do chi phí cho bệnh tật, giảm tuổi thọ và giảm sức lao động...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật