Vợ lính thời bình

Duongnguyen Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người con gái nào cũng vậy khi đã chấp nhận yêu và đồng ý làm dâu nhà lính thì đều đã có thể hình dung ra một phần cuộc sống thiếu vắng người chồng rồi
Vợ lính thời bình
Ảnh minh họa

Xem Video: Chuyện quanh ta: Bản lĩnh của những người “vợ lính”

//

Tuy nhiên, phải đến khi chồng hết phép nghỉ cưới vợ trở lại đơn vị, tôi mới hiểu hết nỗi vất vả của vợ lính. Vẫn biết rằng, làm vợ lính thời bình thì nỗi vất vả chẳng thấm tháp vào đâu so với những người vợ lính thời chiến. Song, phải thật lòng mà nói rằng, thời chiến thì buộc lòng vợ lính phải xa chồng là một lẽ đương nhiên. Còn trong thời bình thì người vợ nào cũng muốn được có chồng ở bên cạnh để làm “trụ cột” gia đình. Thế nhưng, rất hiếm có người vợ lính nào được toại nguyện ước mong thật bình dị ấy. Và, tôi cũng chẳng phải là ngoại lệ.

Sau ngày cưới được mươi hôm là anh hết phép. Tôi ở nhà một mình lắng nghe con tim mình hằng đêm trống trải đến nao lòng! Thỉnh thoảng nhận được thư anh gửi, lâu lâu mới có một cuộc điện thoại anh gọi về động viên vì công việc đơn vị rất bận rộn. Nhiều đêm tôi nhớ anh khóc ướt hết gối, sáng ra soi gương thấy mắt sưng húp, đành phải mang kiếng đen giả bộ bị đau mắt để đi làm kẻo đồng nghiệp lại “bình luận” này nọ.Thế nhưng, được ba tôi động viên vì trước kia ba tôi từng công tác tại Quân khu 7 nên ông hiểu cuộc sống vất vả của người lính. Sau vài đêm suy nghĩ, tôi đã lấy lại tinh thần để làm việc sao cho xứng đáng với anh và đồng đội anh hằng ngày đang lăn lộn trên thao trường, bãi tập.Sau gần một năm chúng tôi đã vay mượn bạn bè, đồng nghiệp mua được một căn nhà nhỏ ở ngoại thành TP.Hồ Chí Minh, không còn phải ở nhờ nhà ba mẹ tôi nữa. Thế rồi một niềm vui mới đã đến khi tôi sinh được một bé gái bụ bẫm kháu khỉnh. Những ngày “vượt cạn” cũng lại chỉ mình tôi với mẹ đẻ, còn anh vẫn bận hành quân diễn tập không thể về được vì đơn vị anh công tác xa nhà hơn 100 km.Bình thường thì một tháng anh được nghỉ tranh thủ 1 lần về thăm vợ con, nhưng cứ vào dịp các ngày lễ, tết thì anh luôn phải trực chiến. Những lúc ấy, nhìn hàng xóm thấy vợ chồng con cái người ta chở nhau đi chơi, tôi bỗng thấy chạnh lòng. Khi con gái bi bô tập nói, rồi đi học mầm non, chỉ một mình tôi vừa đi làm vừa đưa đón cháu. Đã có lần cô giáo cứ ngập ngừng hỏi “ba cháu đâu?” .Tôi lại cảm thấy mủi lòng. Vì anh là người Bắc nên tôi dạy cháu gọi anh là “bố” để mỗi lần được về thăm vợ con anh sẽ cảm nhận được tình cảm quê nhà luôn hiện hữu đan xen trong “tổ ấm” nhỏ nhoi của chúng tôi. Chính vì thế, có lần cô giáo hỏi con gái tôi “Ba con làm gì?”, bé thơ ngây trả lời “Con không có ba” rồi ngập ngừng nói thêm “con chỉ có bố”. Sau đó bé khoe “Bố con là bộ đội!” với vẻ rất tự hào và hãnh diện với bạn bè cùng lớp. Tôi biết được điều này là khi chiều đi làm về đón cháu được cô giáo kể lại. Lúc ấy, tôi cảm động đến rơi nước mắt và chỉ biết ôm chặt con gái vào lòng…Khi con gái vào lớp một, cũng là lúc tôi mang bầu cháu thứ hai. Cuộc sống đã vất vả nay lại càng chật vật hơn. Căn nhà bé xíu mái lợp tôn chưa được 30m2 trong một con hẻm nhỏ tại Quận 12 vào mùa khô thì rất nóng nực, còn mùa mưa thì, hỡi ôi, nước tràn vào nhà không có cách gì ngăn nổi. Nhiều buổi chiều tối mưa ngập đường, nước trong hẻm nhỏ dâng lên, mỗi khi có xe máy đi qua, nước lại xô cửa ào vào nhà. Con gái tôi ngồi co ro trên một góc giường cùng với mấy cái chậu hứng nước dột từ mái tôn chảy xuống khiến tôi lại chạnh lòng nghĩ về anh.Nếu gặp cảnh tượng ấy cùng với một người vợ bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sinh đang be bờ tát nước dưới nền nhà chắc anh sẽ buồn lắm vì không giúp gì được cho vợ con. Nhiều đêm điện tắt bất ngờ, tôi cứ thế lần tìm quẹt đốt đèn cầy cho con học, rồi dùng đèn pin và bút thử điện kiểm tra ổ cắm và đường dây. Hóa ra phích cắm điện bị lỏng, vậy là lại hì hục sửa. Thật lòng mà nói từ khi làm vợ anh, tôi đã biết thêm nghề thợ mộc, thợ điện và thợ xây! Nhưng mỗi khi anh điện về hỏi chuyện gia đình, tôi toàn nói xạo rằng, mọi việc vẫn ổn, mẹ con đều khỏe mạnh để anh yên tâm công tác.

Xem Video: Cảm động chuyện người lính hy sinh trong thời bình | VTC1

//

Cuộc sống nơi thị thành cái gì cũng cũng mắc, mỗi khi chuẩn bị tăng lương tối thiểu thì giá cả các mặt hàng sinh hoạt cũng leo thang đến chóng mặt! Mức lương công chức như tôi cùng với lương cấp úy của anh tằn tiện lắm cũng chỉ đủ chi tiêu hằng ngày và đóng tiền học cho con gái. Vì thế để có tiền chuẩn bị đón đứa con thứ hai chào đời và dành dụm trả nợ bạn bè (vì mượn mua nhà), tôi đã phải thức khuya dậy sớm và làm việc thêm cả thứ Bảy, Chủ Nhật…

Rồi cháu trai thứ hai chào đời cũng trong niềm vui khôn tả của tôi và bà ngoại. Còn anh vẫn vắng nhà vì khi đó đúng vào dịp đơn vị anh trực cao điểm! Đến khi con trai đầy tháng tuổi anh mới được về nghỉ phép. Như để “chuộc lỗi” vắng nhà những lúc vợ “vượt cạn” và khi con còn nhỏ nên trong 30 ngày phép, anh chăm chỉ làm lụng hết mọi việc, từ hàn lại cửa, sửa mái nhà bị dột, đến giặt giũ quần áo, tã lót em bé đến đi chợ nấu cơm, đưa đón con gái lớn đi học.Nhìn anh say mê chăm sóc vợ con chỉ chừng ấy ngày phép thôi cũng khiến tôi cảm thấy mình là người may mắn và thật hạnh phúc! Tôi luôn tự hào và hãnh diện với bạn bè, đồng nghiệp và bà con lối phố vì có chồng là bộ đội. Ôi, sao tôi thương chồng tôi đến thế! Anh đúng là người lính Cụ Hồ đáng yêu và đáng được yêu!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật