Có hay không ‘chùa BOT’ ở Phú Quốc?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chùa Hộ Quốc ở H.Phú Quốc không phải do Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.
Có hay không ‘chùa BOT’ ở Phú Quốc?
Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa 9, nhiệm kỳ 2016 - 2020

Ngày 17/7, tại kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa 9, nhiệm kỳ 2016 - 2020, thượng tọa Thích Minh Nhẫn, đại biểu HĐND tỉnh Kiên Giang, cho biết tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, các cơ quan báo, đài rất quan tâm về việc có Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, dùng từ ngữ gọi là... "chùa BOT".

Phía giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng trả lời dứt điểm là tất cả nhà chùa do Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý không có "chùa BOT".

"Tới đây, Kiên Giang nên quan tâm rà soát lại xem chúng ta có bị vướng vấn đề này hay không. Nếu có, chúng ta khẩn trương giải quyết", đại biểu Thích Minh Nhẫn đề nghị

Đại biểu Thích Minh Nhẫn nêu ví dụ, chùa Hộ Quốc ở H.Phú Quốc không phải do Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.

Xem Video: Vụ chùa Ba Vàng: Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ "xử lý thích đáng"

//

"Do vậy, ta cần nghiên cứu xem chùa này do đơn vị nào thành lập. Nếu không khéo, báo, đài vào cuộc, cho rằng đó là ngôi "chùa BOT", thì sẽ rất phiền toái…Tôi đề nghị tỉnh nghiên cứu lại để kịp thời chấn chỉnh, đừng để xảy ra việc như thế", đại biểu Thích Minh Nhẫn đề xuất.

Hồi đầu tháng 6, trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện, Hòa thường Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng khẳng định không có hiện tượng "chùa BOT", "xây chùa có sự góp vốn của cá nhân để kinh doanh" như chất vấn của một số ĐBQH.

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết, hiện các chùa đều do Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở Trung ương và địa phương cùng nhân dân xây dựng, quản lý.

"Không có chùa nào nằm ngoài hệ thống này. Không chùa nào có sự góp vốn đầu tư xây dựng từ tập thể, cá nhân với mục đích kinh doanh mà đại biểu nêu dưới cụm từ mới là chùa BOT", Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông nói vẫn có hiện tượng "con sâu làm rầu nồi canh". Và những trường hợp nhà tu hành tại một số chùa có ứng xử chưa phù hợp với phật tử đều đã được Giáo hội Phật giáo Trung ương, Giáo hội Phật giáo địa phương nhắc nhở, xử lý theo quy định hiến chương của Giáo hội.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không dung túng, bao che cho bất kỳ người tu hành nào, nhất là chức sắc khi vi phạm đạo đức, giáo luật.

Trước đó, Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) đặt câu hỏi liên quan đến việc thương mại hoá du lịch tâm linh, tạm gọi là các công trình "chùa BOT" thì liệu có cán bộ công chức đóng cổ phần hay không?

Bộ VH-TT-DL và Bộ Công an có biện pháp nào xử lý một số công dân Việt Nam lợi dụng tâm linh có các hoạt động lệch chuẩn?

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định việc thương mại hoá công trình tâm linh, lợi dụng tâm linh thu lời bất chính là hành vi vi phạm Pháp Luật, cần lên án và xử lý theo quy định Pháp Luật.

Xem Video: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM KẾT LUẬN VỤ CHÙA BA VÀNG

//

Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, không có khái niệm "chùa BOT" và lưu ý không nên xúc phạm văn hoá tâm linh.

Theo bà Ngân, Đại biểu khi chất vấn cần có trách nhiệm về thông tin, nếu có thông tin chính xác về "chùa BOT" cần cung cấp cho Quốc hội và cơ quan quản lý để giám sát và quản lý.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật