Mùa mưa rắn độc càng nhiều: Cô gái bị cắn đang nguy kịch, BS chỉ cách tự cứu khi khẩn cấp

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây trên mạng xã hội, em thấy mọi người chia sẻ rầm rộ thông tin về một cô gái bị rắn độc cắn các chị ạ. Câu chuyện là sau khi bị rắn cạp nia cắn, người nhà cô gái có gọi lên bệnh viện tỉnh nhưng bác sỹ nói không có huyết thanh kháng độc rắn cạp nia.
Mùa mưa rắn độc càng nhiều: Cô gái bị cắn đang nguy kịch, BS chỉ cách tự cứu khi khẩn cấp
Ảnh minh họa

Hơn nữa, chồng của nạn nhân lại tin rằng dùng thuốc nam là chữa khỏi được, tuy nhiên sau 1 tuần vẫn không có kết quả gì. Đến bây giờ, nạn nhân đang rất nguy kịch, bị liệt cơ và dây thần kinh nên chỉ nằm bất động được thôi.


Nguy hiểm quá các chị nhỉ, theo em thấy thì người nhà nên đưa cô gái đến bệnh viện chữa trị sớm nhất thì may ra giữ được mạng, chứ cứ thế này chỉ rút ngắn cơ hội sống lại thôi. Bị rắn cắn thì sợ lắm, không biết cách sơ cứu và điều trị đúng cách thì mất mạng như chơi. Nay em có lên mạng tìm hiểu thêm về vấn đề này, tiện chia sẻ lên đây chị em cùng đọc và lưu vào để khi cần thì dùng nhé!


Rắn độc, rắn cạp nia


Việt Nam có gần 200 loại rắn, trong đó có 53 loài rắn độc vô cùng nguy hiểm. Vào mùa mưa, rắn độc xuất hiện nhiều khiến các ca bị rắn cắn tăng lên gấp nhiều lần thông thường. Theo đó, các chuyên gia, bác sỹ cũng cảnh báo khi bị rắn cắn mà không biết sơ cứu, chữa trị sai cách có thể khiến tình trạng xấu hơn, nặng nhất là t‌ử von‌g.

Xem Video: Cảnh báo rắn độc cắn mùa mưa 

//


Rắn cạp nia là một trong những loại rắn độc nhất thế giới và rất phổ biến ở Việt Nam. Được biết, mỗi vết cắn của rắn cạp nia có thể khiến nạn nhân trụy hô hấp, tỷ lệ t‌ử von‌g lên tới 75%. Nguyên nhân khiến người bị cắn thiệt mạng là do vết cắn của rắn cạp nia không gây đau sưng nên họ chủ quan tự sơ cứu, chữa trị tại nhà mà không đến bệnh viện ngay lập tức.


Có huyết thanh kháng độc rắn cạp nia hay không?

Theo PGS.TS Phạm Duệ (Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai), đã có rất nhiều ca bệnh do rắn cắn được cứu sống nhờ huyết thanh kháng nọc rắn. Từ nhiều năm nay, nước ta đã có nhiều nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng 6 loại huyết thanh kháng nọc rắn, trong đó có cả rắn cạp nia. Do đó, khi nghi ngờ bị rắn cạp nia cắn, cần phải tìm đến những bệnh viện lớn có loại huyết thanh kháng độc này để cứu sống bệnh nhân, tuyệt đối không nên nghe theo những lời mách bảo không có căn cứ, sử dụng các bài thuốc truyền miệng kẻo lãng phí thời ian. Người bị rắn cạp nia cắn cần được chữa trị bằng huyết thanh kháng độc càng sớm càng tốt, không nên để lâu gây biến chứng nặng, nguy hiểm nhất là t‌ử von‌g.


Sơ cứu tại chỗ khi bị rắn độc cắn

Xem Video: Rắn độc mùa mưa: Cảnh giác không thừa!

//


- Trước hết xác định được loại rắn đã cắn nạn nhân, màu sắc, hình dạng, kích thước và cách chúng tân công ra sao


- Sau đó, để nạn nhân nằm yên, không cử động kẻo làm máu chảy và truyền nọc đến tim nhanh hơn.


- Cố định vùng bị cắn nhưng không làm chắc quá kẻo máu khó lưu thông, nới lỏng quần áo nạn nhân và cởi bỏ hết trang sức ở vùng bị cắn


- Nếu vết cắn bị hoại tử thì phải rửa sạch bằng nước muối sin‌ּh l‌ּý, quấn băng gạc sạch và di chuyển nạn nhân tới bệnh viện.


- Nếu thấy nạn nhân thở nhanh, yếu, môi tím lại thì phải hô hấp nhân tạo ngay rồi đưa đến bệnh viện ngay lập tức.


- Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì đưa tới bệnh viện lớn, nơi có huyết thanh kháng độc rắn để nhanh chóng cứu được mạng sống.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật