Chính khách Thổ Nhĩ Kỳ muốn công nhận Crimea của Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra lập luận để kêu gọi Tổng thống Recep Tayip Erdogan công nhận thống nhất Crimea với Nga.
Chính khách Thổ Nhĩ Kỳ muốn công nhận Crimea của Nga
Bán đảo Crimea đã có cuộc sống hòa bình sau khi sáp nhập vào Nga

Chính khách Thổ Nhĩ Kỳ muốn công nhận Crimea của Nga

Người đứng đầu đảng cánh tả Yêu nước VATAN là ông Dogu Perincek nói rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nên công nhận sự kiện bán đảo Crimea [nguyên của Ukraine] sáp nhập vào lãnh thổ Nga là hợp pháp, nếu Ankara còn coi mình là đối tác chiến lược của Moscow.

Trước đó, ông Erdogan tại một cuộc họp báo chung với tân Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, người đến thăm chính thức Ankara hôm 07/8, nói rằng: "Thổ Nhĩ Kỳ đã không công nhận và sẽ không công nhận việc Nga sáp nhập Crimea".

Theo ông Perincek, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã không đưa vấn đề cuộc thảo luận về thỏa thuận giữa Ukraine và Hoa Kỳ về việc chống lại việc xây dựng Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ vào chương trình nghị sự đàm phán với ông Zelensky. Chương trình nghị sự đã được Ukraine xác định. Mọi người có thể nhìn thấy rõ điều này trong cuộc họp báo. Tổng thống chúng tôi tuyên bố rằng thổ Nhỉ Kỳ không công nhận Crimea thống nhất với Nga còn ông Zelensky nâng cao mức độ dân quân”, - chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố.

Theo ông, trong cuộc họp báo việc ông Zelensky thông báo một phút im lặng trong cuộc họp báo để vinh danh những người lính đã chết là điều chưa từng có trong ngoại giao thế giới.

"Khi phái đoàn Ukraine đứng lên, ban đầu các thành viên của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không thể hiểu họ phải làm gì và nhìn nhau. Tại thời điểm này họ chỉ đứng trong khuôn khổ lòng hiếu khách" - chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ nói.

Theo ông, quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước không phải là một liên kết tầm thường như một “công ty trách nhiệm hữu hạn”, mà nó xác định vị thế của đất nước, và rõ ràng là ngày nay Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mình vào vị trí ở giữa Đại Tây Dương - Châu Á.

Vị chính khách Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, chiến lược “Khám phá mới châu Á" của chính quyền Ankara đã đưa ra câu trả lời cho vấn đề này. Trong đó, Nga là một trong những đối tác chính của đất nước. Và Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ đang tham gia vào “điệu nhảy chiến lược” này.

Liệu có hợp lý không khi hôm nay đất nước có một đối tác chiến lược, ngày mai lại khác nữa, ngày tiếp theo cũng khác nữa? Và ngay cả cựu diễn viên [ám chỉ Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky trước đây là một diễn viên hài] cũng làm cho Thổ Nhĩ Kỳ phải nhảy múa trong “một phút im lặng” kỳ lạ mà chúng ta đã thấy trong cuộc họp báo” - ông Perincek nói.

Vị chính trị gia nhận định, nếu ai đó muốn trở thành đối tác chiến lược với tất cả mọi người, thì họ sẽ không thể có quan hệ đối tác chiến lược thực sự với bất kỳ ai, và cách tiếp cận như vậy có thể trở nên rất nguy hiểm cho đất nước. Ông gọi mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và NATO là "quan hệ đối tác trên giấy".

Chính sách đại đoàn kết dân tộc trên bán đảo Crimea

Được biết, Crimea trở về với Nga vào tháng 3 năm 2014, theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 16/3. Kết quả kiểm phiếu cho thấy, có tới 96,77% cử tri tại Cộng hòa Crimea và 95,6% cư dân Sevastopol ủng hộ việc thống nhất với Nga.

Trong tổng số hơn 2 triệu dân Crimea, có trên 58% là người Nga, 24% là người Ukraine nhưng cơ bản là sinh sống ở đây đã lâu và có xu hướng thân Nga, 12% là người Tatar gốc Thổ Nhĩ Kỳ và một số cộng đồng dân cư khác sinh sống.

Tuy trong thời điểm ban đầu người Tatar còn nghi ngờ thiện ý của chính quyền thân Nga và cũng đã lên tiếng đòi quyền tự trị nhưng sau đó họ đã chấp thuận sống hòa đồng trong “Đại gia đình các dân tộc Crimea”, sau khi chính quyền mới ở Crimea thực hiện rất tốt chính sách đại đoàn kết các dân tộc trên bán đảo Crimea.

Ngày 10/3/2014, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) tạm quyền Crimea Sergey Aksenov đã trân trọng gửi lời mời người Tatar ở Crimea tham gia vào tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước tự trị, để xây dựng “một nước cộng hòa Crimea tốt đẹp hơn”.

Chính quyền mới đồng thời cam kết giành cho cộng đồng Mejlis Crimea một ghế phó thủ tướng, hai ghế bộ trưởng và các vị trí cao trong các ban ngành khác. Với cộng đồng người thiểu số, chưa bằng 1/5 số lượng người Nga và chưa bằng bằng 1/8 tổng dân số, đây có thể coi là một sự “hậu đãi”.

Thủ tướng Aksenov còn khẳng định là chính phủ mới ở Crimea sẽ tôn trọng quyền bình đẳng của các dân tộc, quyền tự do phát triển con người và quyền tự do ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Tất cả các dân tộc sống trên bán đảo, kể cả người Ukraine và người Tatar sẽ có thể phát triển ngôn ngữ của họ.

Tiếp theo, ngày 12/03, Tổng thống Nga Putin đã đích thân điện đàm với nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine - ông Mustafa Dzhemilev - cựu lãnh đạo Hội đồng Mejlis Tatar ở Crimea.

Tổng thống Putin cam kết sẽ làm tất cả trách nhiệm của mình để không một người dân Tatar nào ở Crimea phải chịu thiệt thòi. Cùng với tiếng Nga, nhân dân trên bán đảo sử dụng phổ biến cả ngôn ngữ Ukraine và tiếng Tatar nên chính quyền mới sẽ luật hóa việc sử dụng song song cả 2 thứ tiếng này.

Đại diện của người Tatar ở Nga cũng đã đến Crimea để bàn bạc về tình hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh, văn hóa và tôn giáo giữa cộng đồng người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ ở “chính quốc” và trên bán đảo. Chính quyền Crimea cũng tuyên bố sẽ phân bổ 20% ngân sách để phát triển kinh tế và đời sống văn hóa tinh thần cho người Tatar.

Với những chính sách đại đoàn kết dân tộc đúng đắn của Nga, người Tatar đã sống vui vẻ hòa đồng với các dân tộc khác trên bán đảo thuộc Nga.

Tại Đại hội toàn thể lần thứ V, được tổ chức vào cuối tháng 12/2016, tại thành phố Simferopol, “Crimea” - một tổ chức xã hội đại diện chính thức của người Tatar trên bán đảo đã yêu cầu Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và Nghị viện châu Âu công nhận bán đảo này là một thành phần của Liên bang Nga.

Theo các chính khách Thổ Nhĩ Kỳ, với thực tế trên, chính quyền Ankara nên công nhận bán đảo Crimea thuộc Nga, hiện thực hóa ý nguyện của những người Tatar gốc Thổ Nhĩ Kỳ trên bán đảo cũng như ở Nga và chính quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật