Đặc nhiệm Kyrgyzstan đột kích với xe bọc thép, bắt giữ cựu tổng thống

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lực lượng an ninh Kyrgyzstan đã bắt giữ cựu tổng thống Almazbek Atambayev sau 2 lần đột kích vào tư dinh của ông ở ngoại ô thủ đô Bishkek. Truyền thông cho biết ông tự đầu hàng.
Đặc nhiệm Kyrgyzstan đột kích với xe bọc thép, bắt giữ cựu tổng thống
Ảnh minh họa

Lực lượng đặc nhiệm Kyrgyzstan ngày 7/8 mở đợt đột kích đầu tiên vào tư dinh của ông Almazbek Atambayev, người giữ chức tổng thống từ năm 2011-2017. Nỗ lực bắt giữ chính trị gia Kyrgyzstan diễn ra bất thành sau khi đặc nhiệm đụng độ với người ủng hộ cựu tổng thống. Ảnh: AP.

Cuộc đột kích thứ 2 diễn ra vào ngày 8/8 với lực lượng tăng viện. Irina Karamushkina, một chính trị gia đồng minh của ông Atambayev, cho biết đợt đột kích sau có gần 1.000 thành viên lực lượng an ninh đặc biệt tham gia. Theo BBC, ông Atambayev chủ động đầu hàng và đã được đưa về thủ đô Bishkek. Ảnh: Getty.

Trong đợt đột kích đầu tiên, hàng trăm người ủng hộ ông Atambayev đã chống trả quyết liệt. Lực lượng chống đối bắt giữ 6 sĩ quan cảnh sát đặc nhiệm và làm 1 sĩ quan khác trọng thương. Viên sĩ quan trúng đạn được đưa đến bệnh viện địa phương nhưng không qua khỏi. Ảnh: AP.

Chiến dịch bắt giữ cựu tổng thống Atambayev diễn ra sau nhiều lần ông từ chối chấp hành lệnh triệu tập thẩm vấn của cơ quan điều tra, liên quan đến cáo buộc lạm quyền trong thời gian giữ chức. Ông Atambayev bị tước quyền miễn trừ truy tố vào tháng 6. Ảnh: Reuters.

Nhiều nhân chứng cho biết họ nghe thấy tiếng súng và lựu đạn choáng được sử dụng trong đợt đột kích lần 2 vào tư dinh của ông Atambayev ở làng Koy Tash. Trước đó, cựu tổng thống Kyrgyzstan đã đăng trên mạng một đoạn clip kêu gọi quân đội đừng bắn người dân. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Sooronbai Jeenbekov đã cắt ngắn kỳ nghỉ và trở về thủ đô Bishkek vào ngày 8/8 để thảo luận về chiến dịch. Ông cho biết cuộc đột kích ban đầu nhằm tạm giữ cựu tổng thống Atambayev làm nhân chứng cho một cuộc điều tra, nhưng sau vụ đụng độ thì chính phủ quyết định bắt ông vì "phạm tội nghiêm trọng". Ảnh: Reuters.

Sau cuộc đụng độ thứ nhất, người ủng hộ ông Atambayev đã lập nhiều chướng ngại vật, đốt lốp xe thắp sáng quanh tư dinh cựu tổng thống để chặn các đội đặc nhiệm. Người ủng hộ ông Atambayev cũng chủ động phóng thích 6 binh sĩ bị bắt giữ sau cuộc đột kích lần 1 bất thành. Ảnh: Reuters.

Tránh tái diễn tình cảnh bị người ủng hộ cựu tổng thống áp đảo, cuộc đột kích lần 2 đã huy động cả xe bọc thép để phá cửa vào khuôn viên tư dinh của ông Atambayev. Quân đội được triển khai phong tỏa mọi tuyến đường đến khu nhà. Ảnh: Anadolu.

Sau khi bắt giữ thành công cựu tổng thống, cảnh sát thông báo sẽ đưa Atambayev đến "cơ quan chức năng có liên quan để tiến hành các biện pháp điều tra kỹ lưỡng". Có ít nhất 2 trợ lý đi cùng cựu tổng thống khi đầu hàng lực lượng đặc nhiệm. Ảnh: Reuters.

Trả lời AFP, bà Karamushkina cho biết những người ủng hộ ông Atambayev đã sẵn sàng bảo vệ cựu tổng thống đến cùng. Trước khi chấp nhận đầu hàng, ông Atambayev còn dự định kêu gọi biểu tình trong ngày 8/8 nhưng sau đó hủy kế hoạch. Ảnh: Reuters.

Sau hai đợt đụng độ, truyền thông địa phương cho biết ít nhất 80 người bị thương và 53 người khác phải nhập viện, trong đó có nhiều thành viên lực lượng an ninh Kyrgyzstan.Trong khi đó, Ủy ban An ninh Quốc gia Kyrgyzstan xác nhận có 19 sĩ quan bị thương và 6 người đang trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: Reuters.

Ông Atambayev và người kế nhiệm, Tổng thống Sooronbai Jeenbekov, từng là đồng minh chính trị thân thiết. Mối quan hệ giữa hai người gần đây dần xấu đi. Giới quan sát đánh giá ông Jeenbekov từ năm 2018 bắt đầu tìm cách đẩy người tiền nhiệm khỏi chính trường. Ảnh: Reuters.

Chris Weafer, chuyên gia khu vực Âu - Á tại , nhận định vụ đối đầu vừa qua giữa lực lượng chính phủ và người ủng hộ cựu tổng thống Atambayev là kết cục khó tránh khỏi. Ông Atambayev từng tuyên bố không chấp nhận hợp tác với tổng thống đương nhiệm mà sẽ tìm cách "đi vòng". Ảnh: Reuters.

"Kyrgyzstan đối diện nguy cơ xuất hiện hai chính phủ được lãnh đạo bởi tổng thống đắc cử và cựu tổng thống", Weafer nhận định điều này là lý do buộc lực lượng chính phủ phải tiến hành chiến dịch bắt giữ. Ảnh: Reuters.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật