Phát hiện ‘siêu Trái Đất’ ngoài Hệ Mặt Trời có thể tồn tại sự sống

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà khoa học phát hiện một “siêu Trái Đất“ có khối lượng gấp 6,1 lần Trái Đất, quay quanh một ngôi sao lùn ở khoảng cách thích hợp để nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt.
Phát hiện ‘siêu Trái Đất’ ngoài Hệ Mặt Trời có thể tồn tại sự sống
Hình minh họa các hành tinh quay quanh sao lùn M. Đồ họa: Chris Smith.

Sau năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ, Vệ tinh Khảo sát Exoplanet của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA) phát hiện ra một số hành tinh mới ngoài Hệ Mặt Trời. Các hành tinh này quay quanh ngôi sao lùn M, được gọi là GJ 357 trong chòm sao Hydra. Sao lùn M có nhiệt độ thấp hơn 40% so với Mặt Trời, và có khối lượng, kích thước chỉ bằng 1/3 so với Mặt Trời, theo CNN.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics., hành tinh đầu tiên được phát hiện quay quanh sao lùn M là GJ 357 b, có kích thước lớn hơn 22% và nặng hơn 80% so với Trái Đất, khiến nó được gọi là "siêu Trái Đất".

Khoảng cách từ hành tinh này đến sao lùn M gần hơn 11 lần khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt Trời. GJ 357 b mất 3,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quay quanh sao lùn M.

Nhiệt độ trung bình của GJ 357 b ước tính vào khoảng 254 độ C.

"Chúng tôi mô tả GJ 357 b là một ’Trái Đất nóng’. Tuy hành tinh này không thích hợp cho sự sống, nhưng cho đến nay, nó là hành tinh gần Hệ Mặt Trời thứ ba được phát hiện, cũng là một trong những hành tinh lý tưởng nhất để nghiên cứu thành phần bầu khí quyển", Enric Pallé, nhà vật lý thiên văn tại viện Vật lý thiên văn quần đảo Canary, đồng tác giả của nghiên cứu, nói.

Hành tinh thứ hai là GJ 357 d, lại một "siêu Trái Đất" có khối lượng gấp 6,1 lần Trái Đất. Nó quay quanh sao lùn M, ở khoảng cách thích hợp cho sự tồn tại của nước lỏng trên bề mặt.

Diana Gossakowski, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "GJ 357 d nằm ở rìa ngoài cùng của vùng thích hợp cho sự sống quanh sao lùn M. Hành tinh này nhận được lượng năng lượng từ sao M tương đương Sao Hỏa với Mặt Trời".

Các nhà nghiên cứu hiện chưa thể xác định thành phần cấu tạo của hành tinh này. GJ 357 d hoàn thành quỹ đạo sau 55,7 ngày và có nhiệt độ âm 53 độ C. Bầu khí quyển có thể giúp nâng mức nhiệt này lên cao hơn.

"Điều này thật thú vị, vì đây là siêu Trái Đất đầu tiên gần Hệ Mặt Trời có thể thích hợp cho sự sống. Với bầu khí quyển dày đặc, hành tinh GJ 357 d có thể có nước lỏng trên bề mặt giống như Trái Đất", Lisa Kaltenegger, tác giả nghiên cứu, cho biết.

Ở giữa hai hành tinh nói trên là GJ 357 c, có khối lượng gấp 3,4 lần Trái Đất, quỹ đạo kéo dài 9,1 ngày và nhiệt độ trung trình là 126 độ C.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật