Thêm hy vọng cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một hành tinh có thể tồn tại sự sống ngoài hệ Mặt Trời rất gần Trái Đất vừa được phát hiện, mà nhiều khả năng có chứa nước lỏng và tồn tại sự sống.
Thêm hy vọng cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất
Ảnh minh họa

Hành tinh này được đặt tên là GJ 357 d, ước tính lớn gấp 6 lần so với Trái Đất và quay quanh ngôi sao lùn GJ 357. Đặc biệt, đây là hành tinh được cho giống Trái Đất nằm gần chúng ta nhất khi nó chỉ cách hệ Mặt Trời 31 năm ánh sáng.

Với bầu khí quyển dày đặc, hành tinh GJ 357 d có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt và sự sống có thể phát triển. Chúng tôi sẽ sớm tìm ra và công bố các dấu hiệu của sự sống trên hành tinh này.

Khoảng cách từ Trái Đất với ngôi sao này không quá xa và nó không quá nóng cũng không quá lạnh. “Siêu Trái Đất” có nhiệt độ -64 độ C nhưng có thể ấm hơn nhờ bầu khí quyển dày. Điều này sẽ khiến nơi đây thoát khỏi tình trạng đóng băng hoàn toàn nên có thể duy trì sự sống.

Hành tinh được phát hiện bởi Vệ tinh Thăm dò Ngoại hành tinh TESS của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), theo USA News.

Hai hành tinh khác được biết đến trong hệ sao của GJ 357 d là GJ 357 b và GJ 357 c, được cho là khó có thể tồn tại sự sống vì nhiệt độ bề mặt trên đó lên tới 126 độ C, trong khi GJ 357 d nằm trong vùng có thể sinh sống bởi nhiệt đồ bề mặt ở mức cho phép.

Những công cụ hiện đại như Kính thiên văn James Webb (sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2021 để thay thế Kính thiên văn Hubble) và kính viễn vọng quang học lớn nhất thế giới có tên Kính thiên văn Châu Âu Cực đại(ELT) ở Chile (đi vào hoạt động vào năm 2025) sẽ giúp tìm hiểu thêm liệu hành tinh này có khí quyển chứa oxy không, hoặc bề mặt nó có đá hay đại dương không.

Việc phát hiện ra một hành tinh “giống Trái Đất” và có khả năng có sự sống ở gần Trái Đất như GJ 357 d sẽ mở ra thêm hy vọng cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất và ngoài hệ Mặt Trời của nhân loại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật