Trẻ ăn bao nhiêu mỗi bữa là tốt nhất?

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các mẹ nuôi con thường đặt ra cho mình câu hỏi: con đã có thể ăn được nhiều đồ ăn đặc hay chưa? Bao nhiêu thì là đủ với con?
Trẻ ăn bao nhiêu mỗi bữa là tốt nhất?
Ảnh minh họa

Các bác sĩ nhi khoa sẽ trả lời cho câu hỏi trên như sau: Không có con số chính xác, cha mẹ có thể cho con ăn nhiều nhất có thể, tùy theo sức ăn của con.

Thức ăn đặc ở đây được hiểu đơn giản là bột, cháo, cơm… Các bậc cha mẹ khi cho con ăn thức ăn đặc cần lưu ý là, vẫn phải đảm bảo lượng sữa mẹ hoặc sữa bộ phù hợp cho trẻ. Trong giai đoạn đầu mới tập ăn, bạn chỉ nên cho con ăn một chút để quen, chứ cháo không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé như sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Khi nào thì cho trẻ ăn thức ăn đặc?

Khi trẻ có thể ăn được đồ ăn đặc, cha mẹ sẽ sớm nhận ra từ những biểu hiện của con. Lúc này bạn có thể cho con ăn ít một.

Không có quy định nào xác định chính xác trẻ ăn bao nhiêu cháo, cơm là đủ, hoặc cần uống bao nhiêu sữa theo tiêu chuẩn. Sức ăn của mỗi trẻ là khác nhau, và trẻ sẽ có nhu cầu ăn, uống khi cần.

Ví dụ: Bạn có thể tự hỏi tại sao đứa trẻ 7 tháng tuổi con của bạn mình lại có thể ăn 2 bát cháo mỗi ngày (mỗi bát tầm 300ml), trong khi con mình cũng 7 tháng tuổi nhưng gần như chỉ ăn được bằng nửa chỗ đó. Hoặc con của người bạn có thể bú 2 giờ một lần trong khi con bạn phải tới 3-4 giờ một lần.
Lượng thức ăn đặc con có thể ăn phụ thuộc nhiều yếu tố

Đừng quên rằng em bé của bạn cũng là một cô bé, cậu bé nhỏ tuổi, và chúng cũng có cảm giác ngon miệng như người lớn chúng ta. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng bột, cháo mà trẻ có thể ăn. Cũng như người lớn, một số em bé sẽ ăn nhiều hơn những người khác do khẩu vị riêng của họ. Dưới đây là một số điểm chính cần nhớ khi cho trẻ ăn.

- Trẻ bắt đầu ăn bột từ khi 4 tháng tuổi sẽ có thể ăn được nhiều bột hơn so với những trẻ bắt đầu ăn bột khi 6 tháng tuổi.

- Trẻ bắt đầu tập ăn các đồ ăn mềm bằng cách cắt nhỏ thì sẽ có vẻ ăn ít hơn các em bé được cho ăn bằng thìa..

- Trẻ bị ốm hoặc mọc răng sẽ ăn ít hơn bình thường và sau đó vài ngày thì đột ngột thèm ăn trở lại.

Quá trình trải qua sự chậm tăng trưởng tự nhiên cũng ảnh hưởng tới chất lượng ăn uống của trẻ. Trẻ có thể rơi vào giai đoạn ăn liên tục trong vài tuần, một vài ngày sau đó đột nhiên lại bỏ ăn và gần như không ăn gì cả. Sau giai đoạn này, có thể trẻ có xu hướng ăn ít đi khi lớn hơn.

Làm thế nào để nhận biết con ăn đã no và không cần nhồi nhét con ăn thêm thức ăn đặc nữa?

Như tất cả các bác sĩ nhi khoa cho biết: “Em bé của bạn sẽ không bao giờ để nó bị chết đói”. Đa số các em bé khỏe mạnh sẽ ăn một lượng thức ăn mà họ cần. Khi ăn đủ, trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách cắn vào thìa hoặc gì đó. Bạn sẽ không muốn vô tình vượt quá khả năng tự điều chỉnh bữa ăn của con bằng cách nhồi nhét cho con ăn càng nhiều càng tốt. Điều quan trọng là cần chú ý tới các loại thực phẩm được chế biến thành món ăn cho trẻ hàng ngày và mỗi trường xung quanh – hai yếu tố này cũng ảnh hưởng nhiều tới khả ăn ăn uống của con.

Với một chế độ ăn uống cân bằng các loại thực phẩm đặc sẽ giúp đảm bảo rằng con bạn ăn uống đúng và đủ về lượng và chất dinh dưỡng.

Dấu hiệu cho thấy bé có thể muốn tiếp tục ăn


- Nhìn vào cái thìa

- Há miệng

- Lấy thức ăn và cố gắng cho vào trong miệng

Dấu hiệu cho thấy bé đã no

- Ngậm miệng khi thìa thức ăn đưa lại gần

- Nhè thức ăn vừa được đưa vào miệng

- Quay đầu đi khi thìa thức ăn được đưa đến gần

Một đứa trẻ ăn uống và tiêu hóa khỏe mạnh khi chúng thường xuyên đi tè và đi tiêu 1, 2 lần trong ngày.

Nếu bạn có bao giờ không chắc chắn về các loại thực phẩm và số lượng thức ăn đặc bạn đang cho bé ăn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng để có sự hỗ trợ tốt nhất.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật