Tự điều hoà kinh nguyệt theo thể chất

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chỉ vài ngày mỗi tháng nhưng không ít chị em thấy khổ sở, khó chịu. Hiểu rõ hơn về đặc điểm thể chất của mình, duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp chị em thoải mái, dễ chịu hơn khi kỳ đè‌n đ‌ỏ tới.
Tự điều hoà kinh nguyệt theo thể chất
Các loại trà rất tốt cho phụ nữ khi đến kỳ kinh
1.Người tuần hoàn máu kém

Trước kỳ kinh nguyệt thường có cảm giác đau bụng, chướng bụng, bụng dưới to hơn. Đến kỳ thường bị táo bón. Chất kinh màu sẫm, cảm giác dính, có lúc xuất hiện cục máu kinh. Lượng kinh nguyệt nhiều, ngày đầu thường ít, tăng nhiều vào 2 ngày tiếp theo. Kỳ kinh thường từ 7 ngày trở lên.
Giải pháp: Những người tuần hoàn máu kém cần năng vận động, không để c‌ơ th‌ể bị lạnh, không ăn các đồ đông lạnh. Nên ăn nhiều các thực phẩm màu đen, đỏ, tím. Các loại rau tốt nhất nên ăn sau khi đã nấu chín. Tránh không ngồi lâu, cần đi bộ nhiều để máu ở xương chậu tuần hoàn tốt hơn. Có thể uống trà hoa hồng, trà sơn trà hoặc trà gừng.
2. Người hay sợ lạnh

Đến kỳ đè‌n đ‌ỏ, bụng có cảm giác như bị nhiễm lạnh, đau bụng nhiều, nếu bị nhiễm lạnh càng nghiêm trọng hơn. Cảm giác khá hơn khi c‌ơ th‌ể được giữ ấm. Kỳ kinh nguyệt thường đến chậm, kéo dài hơn 7 ngày, chất kinh màu đỏ tối, thỉnh thoảng xuất hiện cục máu đen. c‌ơ th‌ể rất sợ lạnh, dễ bị suy nhược.
Giải pháp: Cần đặc biệt chú ý giữ ấm cho c‌ơ th‌ể. Không nên mặc váy trong kỳ đè‌n đ‌ỏ, bởi nếu phần thân dưới bị nhiễm lạnh, sẽ khiến chứng đau bụng kinh càng khó chịu hơn. Tốt nhất nên ăn các thực phẩm tính ôn. Thường ngày có thể ngâm chân để khử hàn khí. Có thể uống trà gừng hoặc trà nhục quế.
3. Người phải chịu áp lực quá lớn

Tâm trạng thường bất ổn trước kỳ đè‌n đ‌ỏ, dễ cáu gắt. Đến kỳ lúc thèm ăn, lúc chán ăn, mọc mụn, không bị táo bón thì tiêu chảy. Mỗi kỳ kinh nguyệt hiện tượng đau lại khác nhau, thay đổi theo tình trạng c‌ơ th‌ể. Trước kỳ kinh có thể bị chướng bụng hoặc đau bụng, nhưng các triệu chứng mất dần khi vào kỳ kinh. Chất kinh màu đỏ bình thường, thông thường từ 4-5 ngày, lúc đến sớm, lúc đến muộn.

Giải pháp: Ngày thường cần học cách kiềm chế cảm xúc, cuộc sống thường ngày nên điều độ có quy luật. Có thể nghe nhạc hoặc dùng trà thảo mộc để trấn an tinh thần. Nên ăn nhiều quýt hoặc uống trà. Nên để cây xanh trong phòng, sau khi thức dậy thực hiện một số động tác co duỗi thân thể đơn giản. Nếu có thời gian nên đi dạo. Có thể uống trà hoa nhài, trà bạc hà.
4. Người thiếu máu

Dễ bị chóng mặt, khi đứng dậy thường hoa mắt, làn da khô ráp, tinh thần không tập trung, hay quên. Đến kỳ kinh, vùng bụng thường khó chịu, có triệu chứng đau lưng, nhức mỏi eo. Chất kinh màu hồng hoặc đỏ nhạt, lượng ít, kỳ kinh rất ngắn. Thường kỳ kinh đến muộn, có khi hơn 40 ngày mới thấy. Khi kết thúc kỳ vẫn cảm thấy toàn thân không có sức.

Giải pháp: Ngày thường không nên dùng não và mắt quá nhiều, cần ngủ đủ. Chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung các thực phẩm bổ huyết như gan động vật.. Nên ngủ trước 12 giờ đêm, có thể uống 1 ly sữa nóng để giúp ngủ ngon hơn. Có thể uống trà táo tàu, trà kỳ tử.
5. Người thể trạng suy nhược

Cứ đến kỳ đè‌n đ‌ỏ, chân thường bị phù thũng, dễ bị mệt, đau lưng mỏi eo, không có cảm giác muốn ăn, dễ bị cảm lạnh hoặc tiêu chảy. Hầu như không có triêu chứng đau bụng kinh, chất kinh màu hồng nhạt, lúc nhiều lúc ít. Kỳ kinh thường ngắn, có lúc đến chậm. Quá trình trao đổi chất kém, nửa thân dưới mập hơn.

Giải pháp: Ăn đủ 3 bữa, đặc biệt là bữa sáng, sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hoá, cân bằng dinh dưỡng, Không nên vận động mạnh, nếu muốn vận động, tốt nhất nên đi bộ sau bữa tối. Có thể uống trà sâm cao li, trà đỗ trọng.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật